Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU PH

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với thị trường tiềm năng này còn đối mặt với nhiều trở ngại và do đó còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, quan hệ thương mại phát triển chậm hơn quan hệ chính trị, ngoại giao. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều giải pháp tích cực mang tính chiến lược, thực tế để có thể tận dụng và phát huy mối quan hệ truyền thống này.

Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu mặc dù đã có cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng máy móc và tiêu dùng nhưng vẫn còn đơn điệu, đa phần vẫn là sản phẩm thô, nông sản chưa qua chế biến. Điều này dẫn tới nguy cơ

làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá tương tự của Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Malaysia vốn cũng đang xem châu Phi là thị trường xuất khẩu trọng điểm. Riêng đối với mặt hàng dệt may, do có nhiều nét tương đồng giữa một số nền kinh tế châu phi khi họ cũng dựa phần lớn vào nguồn nhân lực dồi dào để phát triển ngành dệt may, cho nên, nhiều nước có những chính sách về rào cản rất ngặt nghèo, nhiều nước châu Phi còn cấm nhập khẩu nhiều loại hàng dệt may đây là một bất lợi tương đối lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang châu Phi.

Thứ ba, quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi còn quá thấp. Năm 2007, xuất khẩu sang Châu Phi mới chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Mặc dù ta đã có quan hệ buôn bán với tất cả 54 nước ở Châu Phi nhưng hầu hết với các nước kim ngạch còn rất nhỏ bé (do bản thân thị trường có qui mô nhỏ và các doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu khó tiếp cận cũng như chưa tìm ra phương cách tiếp cận hợp lý) nên tổng kim ngạch chung còn khiếm tốn.

Quy mô xuất khẩu thấp làm cho hiệu ứng lan toả trong xuất khẩu không được tận dụng. Điều này được thấy rõ là chỉ có một số ít doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề mới có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường châu Phi. Mô hình phổ biến xuất khẩu trước đây là doanh nghiệp đưa một số mặt hàng nào đó có giá trị vừa phải, thu hồi vốn nhanh sang làm thị trường trước, sau đó mới mở rộng kinh doanh. Mặt hàng thích hợp nhất trong giai đoạn đầu này lại là hàng dệt may.

Thứ tư, hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này thường được đánh giá là không cao do phần lớn hàng hoá trao đổi có giá trị thấp trong khi chi phí vận tải rất cao (do không thuận lợi về vận tải), lợi nhuận thu về thấp (do phải chia sẻ với nước trung gian) và khả năng đáp ứng nhu cầu chậm (do thông tin thiếu chính xác, không cập nhật).

thanh toán, nạn trộm cướp, bất ổn chính trị và bạo lực ở nhiều quốc gia đang ảnh hưởng đến hoạt động tiếp cận và xâm nhập thị trường châu Phi của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w