5. Sản phẩm chính: Bông xơ 1000 tấn 8 20 40
3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Châu Ph
Châu Phi
Với dân số đông, có các nền văn hoá đa dạng và trình độ phát triển khác nhau Châu Phi là thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng về hàng hoá sản xuất và tiêu dùng và một trong những mặt hàng tiêu dùng cơ bản là dệt may.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khả quan, đời sống chính trị từng bước đi vào ổn định, các chính sách hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước châu Phi trong những năm gần đây và sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn vào khu vực này (năm 2006, chúng ta liên tục chứng kiến các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nga, Ấn Độ, Trung Quốc tới châu Phi, đặc biệt Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi, tại đây nước này cam kết tăng gấp đôi viện trợ, tăng gấp đôi lượng hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu từ châu Phi và cũng cam kết cho các nước này vay 5 tỷ USD trong 2 tỷ USD là tín dụng xuất khẩu), chúng ta có thể thấy châu Phi là một thị trường rất tiềm năng, và là một hướng quan trọng mà ta cần đẩy mạnh khai thác.
* Định hướng về kim ngạch
Đến giai đoạn 2010 – 2015, cùng với sự phát triển vủa nền kinh tế trong nước và hoạt động trao đổi thương mại, giai đoạn này được xác định là thời điểm thực hiện phát triển theo chiều sâu, Việt Nam cần đẩy mạnh thâm nhập sâu vào thị trường châu Phi cả về diện và lượng. Chúng ta phấn đấu đưa
hàng hoá Việt Nam vào được nhiều nước châu Phi hơn, với khối lượng lớn hơn và các mặt hàng phong phú hơn. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này là 30%/năm và đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD năm 2015.
Bảng 3.3:Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi, 2011-2015
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng
2011 1.722 30%
2012 2.238 30%
2013 2.910 30%
2014 3.783 30%
2015 4.918 30%
Trong đó, hàng dệt may - mặt hàng Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu lớn và Việt Nam có thể đáp ứng. Dự kiến xuất khẩu hàng dệt may sang Châu Phi sẽ đạt mức khoảng 1 tỷ USD năm 2015.
*Định hướng về thị trường trọng điểm
Như đã trình bày ở trên, châu Phi là một châu lục rộng lớn với 54 quốc gia với trình độ phát triển không đồng đều.
Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vào thị trường này, ta cần xác định được các địa bàn trọng điểm, tạo bước đột phá xuất khẩu và làm bàn đạp để xâm nhập vào thị trường các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Các địa bàn trọng điểm được xác định là những quốc gia có triển vọng phát triển tốt, có nhu cầu cao với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam, có kim ngạch buôn bán hai chiều tương đối và có cơ quan đại diện của Việt Nam để thuận tiện cho các hoạt động giao thương và xúc tiến thương mại.
Trên cơ sở đó, các nhóm thị trường trọng điểm là:
- Khu vực Bắc Phi:
• Thị trường Ai Cập
Thị trường Ai Cập giữ một vị trí chiến lược ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đây có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sang các nước khác trong khu vực.
• Thị trường Xu-đăng
Xu-đăng có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng: lương thực, thực phẩm chế biến, dệt may, máy móc thiết bị. Tuy kim ngạch thương mại hai nước còn rất khiêm tốn… nhưng với dân số khá đông, kinh tế phát triển nhanh và có nhu cầu lớn với các mặt hàng mà ta có thế mạnh xuất khẩu thì Sudan là thị trường tiềm năng đối với hàng hoá Việt Nam.
• Thị trường Ma-rốc
Định hướng các mặt hàng xuất khẩu của ta vào thị trường này là: cà phê, hạt tiêu, cao su và các sản phẩm từ cao su, giày dép, hàng dệt may...
- Khu vực Tây Phi
• Thị trường Côt-đi-voa
Côt-đi-voa có cơ sở hạ tầng kinh tế vào loại tốt nhất khu vực Tây Bắc Phi với hệ thống đường xá tương đối hiện đại, sân bay quốc tế, cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến. Abidjan, thủ đô kinh tế là trung tâm thương mại của khu vực Tây Phi, là nơi các tập đoàn kinh tế chính của vùng này gặp nhau trong các diễn đàn, hội chợ triển lãm.
Thâm nhập vào thị trường Côte d’Ivoire được coi như là thâm nhập sâu vào cảng trung chuyển quan trọng của khu vực Tây Phi, giúp Việt Nam mở rông quan hệ bạn hàng với khu vực này.
• Thị trường Senegal
Trong thời gian tới, Senegal tiếp tục là một trong những nước nhập khẩu quan trọng của Việt Nam ở châu Phi với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gạo, chè, hạt tiêu, máy nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may… Đồng thời, đây là cửa ngõ để hàng của Việt Nam xuất sang các nước châu Phi khác.
Hàng năm, Nigeria phải nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá nông nghiệp và công nghiệp chế biến và máy móc thiết bị để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Với dân số đông nhất châu lục, thị trường Nigeria rất tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam.
• Thị trường Ghana
Các mặt hàng xuất khẩu cần được đẩy mạnh vào thị trường này là: gạo, hàng dệt may, máy móc thiết bị, hạt tiêu.
- Khu vực Đông Phi:
• Thị trường Tan-da-ni-a
Các mặt hàng xuất khẩu cần được đẩy mạnh vào thị trường này là: gạo, hàng dệt may, giày dép.
• Thị trường Kenya
Các mặt hàng xuất khẩu cần được đẩy mạnh vào thị trường này là: gạo, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử.
- Khu vực Nam Phi
• Thị trường Cộng hoà Nam Phi
Về mặt địa lý, Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, và được coi là cửa ngõ chiến lược của khu vực.
Cộng hoà Nam Phi là quốc gia phát triển nhất châu Phi, chiếm khoảng 25% GDP của toàn châu Phi.
Do đó có thể nói thị trường Nam Phi vẫn sẽ là thị trường chủ lực của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi trong thời gian tới với yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hoá vừa phải, phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của Việt Nam. Không những thế, với vị trí chiến lược và vai trò cửa ngõ vào miền Nam châu Phi, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước châu Phi.
• Thị trường Angola
Nền kinh tế Angola đang từng bước được tái thiết sau 20 năm nội chiến, đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua.
Hiện tại Angola có cộng đồng khoảng 3000 người Việt Nam đang sinh sống, đó chính là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Các mặt hàng dệt may sẽ là một trong những mặt hàng trọng điểm mà Chính phủ cũng như các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước châu Phi trong những năm sắp tới.
3.2. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Châu Phi