1.4.3.1.Đối với Nhà nước:
Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược quốc gia về phát triển quan hệ thương mại và hợp tác với các nước Châu Phi. Trong đó bao gồm đẩy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ.
Thứ hai, phát triển quan hệ thương mại với Châu Phi phải đặt nền tảng trên cơ sở phát triển quan hệ ngoại giao, chính trị với nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Thứ ba, cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ khác nhau phù hợp với đặc điểm thị trường Châu Phi và trình độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, cần chú ý đến hỗ việc cung cấp hỗ trợ về tài chính vì đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi kinh doanh với thị trường Châu Phi.
Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường Châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành.
Thứ năm, để tiếp cận thị trường Châu Phi cần phải kiên trì, linh hoạt và mềm dẻo do thị trường Châu Phi có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng và tập tục kinh doanh để đưa vào sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
1.4.3.2.Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải nắm rõ thông tin thị trường, thị hiếu của từng khu vực: thị trường Châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp VIệt Nam. Nhưng doanh dân Việt Nam đều nhận thấy những khó khăn khi kinh doanh trên thị trường này. Những hạn chế về
khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng của các nước Châu Phi còn lạc hậu nên doanh nghiệp của ta còn chưa nắm được nhiều thông tin về thị hiếu, luật pháp, tập quán kinh doanh của nước bạn. Bên cạnh đó ta cũng chưa đưa được hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam đến người tiêu dùng, doanh nghiệp Châu Phi.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia Châu Phi là rất lớn, nhưng để doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn cần phải có sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước. Chính phủ nên tập trung điều hành, chỉ đạo xuất khẩu đối với các bộ, ngành với chủ trương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thi trường thông qua hoạt động ngoại giao cấp cao.
Mặt khác các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nên tìm hiểu thông tin qua các nguồn tin chính thức do Bộ Công thương cung cấp hoặc qua các cơ quan thương vụ tại nước ngoài. Tránh tình trạng do thiếu thông tin về bạn hàng dẫn đến bị lừa đảo trong thanh toán.
Giảm giá sản phẩm để nâng cao tính cạnh trạnh: Châu Phi là thị trường có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh trao đổi thương mại do sức mua lớn và có nhu cầu nhập khẩu cao. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia tại châu lục này còn nằm trong nhóm các nước chậm phát triển do vậy giá rẻ là ưu thế để cạnh tranh. Việt Nam tuy có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ nhưng năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam không cao. Hơn nữa, ngành dệt may của ta còn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Do đó còn phụ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu và chưa tạo được ưu thế trong cạnh tranh về giá. Trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm hơn tới việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may, phát triển vùng trồng bông.
Nâng cao năng suất lao động: cần phải có sư phối hợp giữa Chính phủ với các doanh nghiệp và các tổ chức công đoàn lao động, có kế hoạch đào tạo
lại công nhân ngành dệt may để nâng cao kỹ năng lao động; đồng thời đưa ra những yêu cầu mới (theo hướng tích cực) trên vấn đề tiền lương và sức khỏe lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiêu chuẩn lao động.