Nhu cầu và tình hình sản xuất:

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU PH

2.1.1. Nhu cầu và tình hình sản xuất:

Với tốc độ tăng trưởng cao ở nhiều nước, mức thu nhập của người châu Phi đã được cải thiện đáng kể. Do đó, nhu cầu đối với những mặt hàng tiêu dùng, như hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm điện tử…ngày càng cao. Trong đó, mặt hàng may mặc nói riêng đánh dấu sự gia tăng tiêu thụ khá mạnh. Có thể thấy một ví dụ điển hình ở Nam Phi. Theo số liệu của Bộ Công Thương Nam Phi, doanh thu bán hàng may mặc của quốc gia này trong giai đoạn 1999-2004 đã tăng 55% đối với hàng quần áo nam và 40% đối với hàng cho nữ. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác biệt theo màu da và tầng lớp trong xã hội. Trong khi người da đen thích những loại quần áo nhiều màu sắc, rẻ tiền như quần bò, áo phông thì người da trắng thích những tông màu nhạt, thanh nhã. Nhu cầu hàng dệt may được đáp ứng bởi lượng hàng hóa sản xuất trong nước và cả hàng nhập khẩu.

Sản xuất các sản phẩm dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước châu Phi trong việc ra tạo công ăn việc làm, đặc biệt là tại các nước có sẵn nguồn nhân công giá rẻ. Ước tính 98% lao động làm việc trong ngành chế biến chế tạo của Lesotho là công nhân ngành dệt may. Đây còn là nguồn thu ngoại tệ lớn thông qua hoạt động xuất khẩu và gia công xuất khẩu. Xuất khẩu hàng may mặc chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu của Madagascar và 75% của Lesotho. Hiệp định đa sợi (MFA) có hiệu lực năm 1974 cho phép các nước nhập khẩu khối lượng lớn hàng dệt may (chủ yếu là những nước công nghiệp) đàm phán áp dụng hạn ngạch song phương lên hàng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu dệt may (phần lớn là các nước đang phát

triển). Mỹ, Canada và nhiều nước phát triển khác đã áp hạn ngạch nhập khẩu dệt may lên rất nhiều nước. Trong khi đó, với năng lực sản xuất hạn chế, các nước sản xuất hàng dệt may ở châu Phi như Swaziland, Lesotho và Madagascar đã thu hút được những khoản đầu tư khổng lồ từ các công ty dệt may châu Á và Nam Phi để sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi được hưởng. Ngoài ra, 19 nước châu Phi còn được hưởng điều khoản ưu đãi theo Đạo luật Tăng trưởng và phát triển châu Phi (AGOA) trong đó quy định các quốc gia được xếp là chậm phát triển có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may có xuất xứ từ bất kỳ một nước thứ ba để sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU với thuế suất bằng không. Trong giai đoạn 2000-2004, xuất khẩu dệt may của các nước như Lesotho và Madagascar đã tăng gấp đôi, hàng chục nghìn người lao động có việc làm trong các nhà máy may mới xây dựng. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2005, hệ thống hạn ngạch theo Hiệp định đa sợi được dỡ bỏ, chấm dứt thời kỳ hoàng kim của ngành sản xuất dệt may tại châu Phi. Nhiều công ty châu Á đã ồ ạt rút đầu tư để quay về nước xuất khẩu trực tiếp. Không còn lợi thế cạnh tranh từ hệ thống hạn ngạch cũng như từ những khoản đầu tư nước ngoài, các sản phẩm dệt may của các nước châu Phi đang ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Malaysia, Indonexia và Bắc Triều Tiên ngay trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w