2.1.1. Phân loại các điều khoản phát triển bền vững
2.1.1.1. Tám nhóm chính
Nhóm chính đầu tiên là “Các điều khoản chung về phát triển bền vững” (GEN). Đây là nhóm các điều khoản xuất hiện trong lời mở đầu các hiệp định. Hoặc nhóm điều khoản này cũng có thể xuất hiện dưới hình thức “điều khoản về phát triển bền vững” trong phần nội dung hiệp định. Mục tiêu của GEN là giải quyết vấn đề phát triển bền vững một cách khái quát, thay vì tập trung cụ thể vào từng
lĩnh vực.
Nhóm thứ hai là các điều khoản chống tham nhũng (ATCs). Phòng chống tham nhũng được nhiều quốc gia tin rằng là một phần quan trọng của chính sách công và là yếu tố cốt lõi của quản trị tốt ở cả cấp độ quốc tế và quốc gia. ATC rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và chống lại những tham nhũng liên quan đến các hoạt động đầu tư xuyên quốc gia và có thể đóng một vai trị hữu ích trong việc cung cấp quyền tiếp cận cơng lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và bao trùm, như được trình bày trong các Mục tiêu phát triển bền vững.
Nhóm thứ ba là các điều khoản về mơi trường (ENV). ENV là điều khoản phát triển bền vững “cổ điển” và thường xuất hiện nhiều nhất trong các hiệp định thương mại đầu tư hiện tại. Đây cũng là đối tượng gây nhiều tranh cãi về phạm vi điều chỉnh của nội hàm khái niệm này trong các nghiên cứu những năm gần đây. Trong luận văn này, thuật ngữ “môi trường” được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm môi trường tự nhiên và tài nguyên, mà còn bao gồm cả đời sống con người, động vật và thực vật, sức khỏe cộng đồng và vấn đề an toàn. ENV là điều khoản được xây dựng nhằm giải quyết các mối quan tâm về bảo vệ môi trường theo nghĩa tổng quan nhất. Chúng phản ánh rõ ràng góc độ mơi trường và một số yếu tố nhất định theo góc độ xã hội của phát triển bền vững.
Nhóm thứ tư là các điều khoản về quyền lao động và quyền con người (LHR)108. LHR chủ yếu nhằm giải quyết các mối quan tâm về bảo vệ quyền lao động và nhân quyền liên quan đến các hoạt động đầu tư xuyên quốc gia. Phạm vi điều chỉnh của quyền lao động hoặc quyền con người có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc hẹp, tùy thuộc vào mỗi hiệp định cụ thể. Nói chung, LHR khơng chỉ bao gồm các quyền lao động cơ bản, chẳng hạn như các quyền lao động cốt lõi được Tổ chức Lao động Quốc
108 Nói một cách chính xác, quyền lao động và quyền con người là khác nhau, mỗi quyền có mục tiêu trọng tâm và cách tiếp cận theo góc độ quản lý khác nhau. Quyền con người là quyền vốn có của tất cả con người, có tính phổ biến và bất khả chuyển nhượng, trong khi quyền lao động là quyền liên quan cụ thể đến vai trò của người lao động. Một số quyền lao động được ghi nhận trong các công ước về quyền con người và có thể được bảo vệ như quyền con người. Đối với mục đích của luận văn này, hai thuật ngữ được sử dụng tương đương nhau.
Xem thêm trong Khalfan, A., Luật Đầu tư Quốc tế và Nhân quyền, trong Segger, M. C., Gehring, M. W. và Newcombe, A., eds., 2011. Phát triển bền vững trong Luật Đầu tư Thế giới (Alphen aan den Rijn, Kluwer Law International), tr.53.
tế (ILO) công nhận, mà còn bao gồm một loạt các quyền xã hội liên quan đến quyền con người, chẳng hạn như bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và việc làm. LHR phản ánh rõ ràng các yếu tố khác nhau nhìn từ góc độ xã hội của phát triển bền vững.
Nhóm thứ năm là các điều khoản thực chất về minh bạch (TRL). TRL chủ yếu giải quyết việc cơng bố luật, quy định, chính sách và thơng lệ liên quan đến đầu tư ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, TRL cũng cung cấp thông tin về kế hoạch dự thảo, ban hành và thực thi của các văn bản quy phạm nêu trên.
Nhóm thứ sáu là các điều khoản minh bạch về thủ tục (TRA). TRA đề cập đến các điều khoản liên quan đến tính minh bạch của thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư, đặc biệt là các quy định liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp giữa nhà nước – nhà đầu tư. Tùy thuộc vào từng hiệp định, TRA có thể giải quyết nhiều vấn đề về thủ tục, chẳng hạn như việc công khai các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp, chẳng hạn như phán quyết trọng tài và đệ trình bằng văn bản, cung cấp quyền truy cập công khai đến thủ tục trọng tài, đặc biệt là các phiên điều trần và cho phép các bên thứ ba tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài theo cách thích hợp, bao gồm nhưng khơng giới hạn việc chấp thuận gửi các bản tóm tắt bằng văn bản dưới tư cách amicus curiae109. Ngày nay, khi bản chất công pháp của các điều khoản giải quyết tranh chấp ngày càng trở nên rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi, TRA đề cao trong việc xây dựng IIA vì mục đích quản trị tốt.
Nhóm thứ bảy là các điều khoản về an ninh quốc gia (NES). NES được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của các quốc gia sở tại, đặc biệt là trong các trường hợp ngoại lệ. Do an ninh quốc gia được thừa nhận rộng rãi là lợi ích cơng cộng của một nhà nước hoặc cộng đồng quốc tế, và mục tiêu bảo đảm an ninh này có liên hệ trực tiếp và mật thiết đến hạnh phúc của một quốc gia, do đó đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của chính quốc gia đó. Bởi những lý do như trên, NES cùng với ENV là những điều khoản phát triển bền
109 Amicus Curiae (người bạn của tòa) là một thực thể khác với các bên tham gia tranh tụng và bên thứ ba. Một số Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm có thể chấp thuận, cũng như cân nhắc các đệ trình từ nhóm thực thể này trong một số vụ việc nhất định.
vững điển hình trong một hiệp định đầu tư.
Nhóm thứ tám là các quy định về thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) hoặc các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Hiểu một cách nôm na, RBP được thiết kế nhằm giải quyết một vấn đề hết sức cấp bách và nhạy cảm về nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE), những người đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động đầu tư xuyên quốc gia, và các bên liên quan chính của chế độ quản lý đầu tư toàn cầu, trong hiệp định đầu tư. Đây là đối tượng có thể đem đến những rủi ro khơng lường trước về phát triển bền vững, nhưng cũng đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển bền vững ở các quốc gia sở tại, đặc biệt là trong một số lĩnh vực kinh tế110. Dù thực tế nhóm đối tượng này sẽ luôn phải tuân thủ các quy phạm pháp luật trong nước của quốc gia sở tại, việc áp đặt các nghĩa vụ nhất định trong Hiệp định là cần thiết. RBPs gắn liền với phát triển bền vững vì các quy định này không chỉ giúp các quốc gia sở tại giải quyết tốt hơn các mối quan tâm về phát triển bền vững, mà bởi các cốt lõi của RBPs, chẳng hạn như bảo đảm nhân quyền và cam kết bảo vệ môi trường, phản ánh trực tiếp các yếu tố quan trọng theo góc độ mơi trường và xã hội của phát triển bền vững.
Một số lưu ý
Thứ nhất, mặc dù các nhóm điều khoản phát triển bền vững nêu trên trên là điển hình trong các hiệp định đầu tư, nhưng danh mục này chưa bao trùm toàn bộ tất cả các điều khoản về phát triển bền vững của tất cả các hiệp định đầu tư đang và sẽ có hiệu lực. Thứ hai, các điều khoản phát triển bền vững khác nhau có nội hàm khác nhau, và điều này cũng quyết định bản chất và chức năng của điều khoản đó ở một mức độ nất định. Một số loại điều khoản, chẳng hạn như ENV, GEN và NES, được thực hiện để phục vụ cho những mối quan tâm “truyền thống” trong phát triển bền vững, chẳng hạn như bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia; trong khi các nhóm điều khoản khác tập trung vào khai thác các khía cạnh xã hội khác của vấn đề, chẳng hạn
110 UNCTAD, 2014. Báo cáo đầu tư quốc tế 2014 (Đầu tư trong các mục tiêu phát triển bền vững: Kế hoạch hành động), xem thêm tại http://unctad.org/en/ PublicationsLibrary/wir2014_en.pdf, trang 140-149.
như quyền lao động, bảo vệ quyền con người và pháp quyền trong quản trị đầu tư toàn cầu. Các điều khoản này có thể được phân loại chung vào nhóm “các điều khoản phát triển bền vững mang tính xã hội”, chủ yếu bao gồm ATC, LHR, TRA, TRL và RBP. Thứ ba, do khái niệm phát triển bền vững vẫn đang tiếp tục phát triển, nên có khả năng các hiệp định đầu tư trong tương lai sẽ phát sinh một số nhóm điều khoản “mới”, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến công nghệ và kinh tế số.