2.3.2. Phân tích vụ việc tranh chấp tiêu biểu: Bear Creek Mining Corporation v.
2.3.2.1. nghĩa nghiên cứu
Vụ việc Bear Creek kiện Peru minh họa mức độ quan trọng của việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng như quốc gia sở tại cần tham gia tham vấn cộng đồng dân cư cũng như tiếp cận với người dân địa phương để đảm bảo rằng các dự án đầu tư được đón nhận và nhìn nhận một cách tích cực. Nhà đầu tư Canada Bear Creek đã tìm thấy những dấu vết của một mỏ bạc có trữ lượng đáng kể ở khu mỏ Santa Ana ở Peru, nhưng cuối cùng bị cấm triển khai khai thác do người dân địa phương không tin vào dự án và nhà đầu tư, dẫn đến việc các cuộc biểu tình bạo lực và bất ổn xã hội. Bear Creek do đó khơng có giấy phép xã hội để thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Giấy phép này khơng chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn thể hiện sự chấp nhận của người
Đa số hội đồng xét xử vụ việc Bear Creek đồng ý rằng trách nhiệm của quốc gia sở tại là phải thiết lập một khuôn khổ pháp lý hiệu quả hơn để tham vấn người dân địa phương. Tuy nhiên, một trọng tài trong hội đồng phản đối quan điểm trên, cho rằng nhà đầu tư nước ngồi cũng đóng một vai trị quan trọng trong q trình đạt được sự tin tưởng của địa phương - ở đây là giấy phép hoạt động xã hội. Cụ thể, trọng tài viên phản đối nhận thấy rằng Công ước 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (liên quan đến Người bản địa và Bộ lạc) cũng có hiệu lực pháp lý đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, các nhà đầu tư nước ngồi phải có trách nhiệm với các nghĩa vụ xã hội và nhân quyền nhất định, và phải giải trình về vấn đề này.
Số lượng các vụ việc liên quan đến mối quan hệ giữa bảo hộ đầu tư và quyền của các cộng đồng bản địa ngày càng gia tăng. Các vụ việc đáng chú ý khác bao gồm vụ tranh chấp giữa Álvarez y Marín Corporación S.A. và những người khác kiện Panama (liên quan đến tuyên bố xâm phạm tài sản của nhà đầu tư bởi các nhóm bản địa) và South American Silver Limited kiện Bolivia (liên quan đến các tuyên bố về hành vi sai trái của nhà đầu tư trong mối quan hệ với cộng đồng địa phương ở gần một dự án khai thác).
Ngoài ra, phán quyết Bear Creek cũng tạo ra một án lệ hết sức thú vị, liên quan đến việc tính tốn thiệt hại cho các khoản đầu tư chưa thực sự khởi động. Hội đồng trọng tài chấp nhận phương pháp tiếp cận chi phí tiềm ẩn và từ chối áp dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền (DCF) vì cho rằng lợi nhuận trong tương lai của khoản đầu tư là không chắc chắn. Cách tiếp cận này cũng đã được tòa trọng tài áp dụng trong vụ việc Copper Mesa kiện Ecuador142.