Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 55)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm

xã hội tiêu cực, có bản chất tiêu cực, có hại cho xã hội, xã hội khơng mong muốn, xã hội muốn dần loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Việc dần loại trừ hiện tượng xã hội tiêu cực này ra khỏi đời sống xã hội là mục tiêu của Nhà nước nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức. Phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt, phải được nhận thức và thực hiện ở nghĩa rộng, tức cả phòng ngừa và cả chống tội phạm. Nói cách khác, các biện pháp được sử dụng để phòng ngừa (ở nghĩa rộng) cần và phải hướng vào tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt để làm sao kiềm chế, dần kéo giảm, dần đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Việc kiềm chế, dần kéo giảm, dần đẩy lùi tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt là khơng thể được nếu các biện pháp được áp dụng để phòng ngừa (ở nghĩa rộng) khơng tác động hay nói cách khác khơng dần hạn chế, khắc phục, dần làm triệt tiêu (dần loại bỏ) nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội này, tức dần hạn chế, khắc phục, dần loại bỏ cái quyết định luận của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Một điều đã được thừa nhận chung là việc xem xét nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là khơng thể nếu khơng nghiên cứu tình hình tội phạm với tính cách là kết quả của phòng ngừa (ở nghĩa rộng) đồng thời là hệ quả của phòng ngừa chưa tốt. Do vậy, để phịng ngừa (ở nghĩa rộng) có hiệu quả tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt với tính cách là “một nhóm” tội XPSH được phân biệt với “các nhóm” tội XPSH khác bởi “tính chiếm đoạt” của “nhóm” tội này, cần nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm [72, tr.155].

2.4 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tính chiếm đoạt

Việc nghiên cứu tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt, như đã nhấn mạnh là tiền đề để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội này. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt được nhận thức trên cơ sở lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Trong tội phạm học, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được lý giải dựa trên cơ sở cặp phạm trù nhân - quả đã được nêu ra trong triết học Mác - Lênin, theo đó nhân quả là “phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ nguồn gốc tất yếu của

49

các hiện tượng, trong đó hiện tượng này (được gọi là) sản sinh ra hiện tượng khác (được gọi là kết quả hay hành động)” [54, tr.405]. Bởi tính đa dạng của nguyên nhân nên khi đề cập đến nguyên nhân, triết học Mác - Lênin phân biệt hai loại đầy đủ và đặc thù, theo đó “Nguyên nhân đầy đủ là tập hợp tất cả những hoàn cảnh mà khi có chúng thì nhất thiết phải xảy ra kết quả; nguyên nhân đặc thù là tập hợp hàng loạt hoàn cảnh mà khi xuất hiện (với nhiều hồn cảnh khác đã có trong một tình huống nhất định trước khi kết quả xuất hiện, cấu thành những điều kiện tác động của nguyên nhân) thì dẫn đến sự xuất hiện của kết quả”. Nguyên nhân - Kết quả được triết học Mác - Lênin khẳng định “là những vòng khâu tác động qua lại, trong đó kết quả do quy định - đến lượt mình lại đóng vai trị tích cực bằng cách tác động ngược trở lại” [54, tr.406]. Vận dụng quan điểm này của triết học Mác-Lênin, có thể khẳng định, xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt là xác định nguyên nhân đặc thù, tức vừa xác định nguyên nhân làm phát sinh, vừa xác định các điều kiện tác động đến nguyên nhân và thúc đẩy kết quả xảy ra (tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt). Tất nhiên, cần lưu ý rằng, mối quan hệ nhân - quả trong lĩnh vực xã hội có tính đặc thù là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và ngược lại được diễn ra trong đầu óc con người. Chính vì vậy, việc xem xét nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cần phải được tiến hành cả ở cấp độ xã hội và cả ở cấp độ cá nhân con người.

Đề cập đến nguyên nhân và điều kiện của THTP, GS.TS. Võ Khánh Vinh định nghĩa: “Nguyên nhân và điều kiện của THTP được hiểu là hệ thống các hiện tượng

xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của THTP như là hậu quả của mình” [72, tr.87]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến những

hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội mà hệ thống các hiện tượng xã hội này trong các mối quan hệ tương tác nhất định làm phát sinh các hành vi phạm tội.

Để có thể xây dựng được khái niệm, luận giải được cơ chế tác động cũng như tiến hành phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt, cần phải sử dụng cách tiếp cận nhận thức từ cái chung của tình hình tội phạm đến nhận thức về nhóm tội phạm. Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt, cũng cần phải sử dụng tổng hợp các cách tiếp cận nghiên cứu của các khoa học như triết học, xã hội học, tâm lý học, hệ thống, tội phạm học… để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội

50

XPSH có tính chiếm đoạt, cách tiếp cận triết học cho phép làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm khơng chỉ là hiện tượng xã hội tiêu cực mà còn là hệ quả (kết quả) của những mâu thuẫn xã hội đã và đang tồn tại trong xã hội có giai cấp. Bằng việc sử dụng thuyết quyết định luận xã hội của tình hình tội phạm để lý giải ngun nhân và điều kiện của nó, theo đó tình hình tội phạm là “kết quả” hay “sản phẩm” của sự tương tác xã hội, mặt trái của các quá trình phát triển xã hội, cách tiếp cận xã hội học cho phép làm sáng tỏ khơng chỉ khía cạnh lý luận mà cịn cả khía cạnh thực tiễn của nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Cách tiếp cận tâm lý học cho phép làm sáng tỏ q trình hình thành nhu cầu, lợi ích, động cơ của hành vi; nghiên cứu tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm cá nhân vốn khơng thể thiếu trong cơ chế hành vi phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt cụ thể, đồng thời cho phép khắc phục lối tư duy siêu hình theo chủ nghĩa sinh học, học thuyết phạm tội bẩm sinh, di truyền…về tội phạm. Cách tiếp cận tội phạm học cho phép làm sáng tỏ những vấn đề mà khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt khơng thể khơng đề cập như tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt, nhân thân người phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt, khía cạnh nạn nhân học trong tội phạm học…

Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở các quan điểm của các nhà tội phạm học về khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, ngun nhân và điều kiện của tội cụ thể, tính đặc thù của các tội XPSH có tính chiếm đoạt nhìn từ góc độ khoa học luật hình sự và tội phạm học, bản chất của tình hình tội phạm… có thể định nghĩa:

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những hiện tượng tiêu cực trong một hình thái kinh tế - xã hội mà trong sự tác động qua lại lẫn nhau và với con người làm hình thành ở họ những đặc điểm nhân thân tiêu cực đặc thù là động cơ vụ lợi, mục đích chiếm đoạt tài sản trái pháp luật của người khác, được hiện thực hoá bằng các hành vi phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt quy định trong Bộ luật hình sự.

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung cũng như nguyên nhân và điều kiện của các tội XPSH có tính chiếm đoạt là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội nên chúng rất phong phú, đa dạng, phức tạp, nhiều cấp độ. Việc phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, mỗi cách phân loại sẽ phục vụ cho các mục đích khác nhau.

51

Xuất phát từ bản chất của mối liên hệ nhân - quả giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm với tình hình tội phạm thì có bao nhiêu mối liên hệ nhân - quả hay nói cách khác có bao nhiêu tuyến liên hệ nhân - quả thì có bấy nhiêu loại ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Từ cách tiếp cận tác động tiêu cực của các lĩnh vực của đời sống xã hội, như kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng, tâm lý - xã hội, văn hóa - giáo dục, tổ chức quản lý tác động qua lại với nhau, cũng như tác động đến nhân thân của con người, tội phạm học phân chia các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm theo các tác động tiêu cực phát sinh trong các lĩnh vực này [72, tr.92].

2.5. Chủ thể phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt

Bởi tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt cũng như cái quyết định luận của nó, tức nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm này, như đã nhấn mạnh là những hiện tượng xã hội tiêu cực, đa dạng, phong phú, nhiều mặt, gắn với những mâu thuẫn xã hội ở những mức độ và phạm vi khác nhau, hơn thế lại xảy ra trong mọi ngóc ngách, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên để khắc phục, hạn chế, dần loại bỏ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, qua đó kiềm chế, dần giảm thiểu, dần loại bỏ tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt, cần phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, nhiều nhiệm vụ khác nhau để thực hiện hai nội dung của phịng ngừa như đã phân tích trên đây. Như vậy, phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt không phải là nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức, cá nhân riêng biệt mà phải là của tồn xã hội, của mọi cơng dân, cá nhân, mọi cơ quan, tổ chức, thiết chế trong xã hội. Nói cách khác, phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau và những chủ thể phịng ngừa có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được mục đích phịng ngừa, trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Mỗi chủ thể đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ trong phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt.

2.5.1. Chủ thể lãnh đạo hoạt động phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt

Vai trị lãnh đạo đối với hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung, các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam-chủ thể có vai trị đặc biệt quan trọng trong tồn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam trong đó có hoạt động phòng ngừa tội phạm [49, tr.178]. Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013 có quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công

52

nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Nhà nước và xã hội ta đã thừa nhận sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tồn bộ xã hội. Phịng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính Nhà nước, vì vậy rất cần có sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo trong hệ thống chủ thể phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng.

Nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam là nói đến hệ thống cơ quan của Đảng từ trung ương đến địa phương, tức từ Bộ Chính trị cho đến các cấp uỷ đảng các cấp, các đảng viên. Đảng lãnh đạo phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt bằng chủ trương, đường lối, hệ thống chính sách xã hội, mục tiêu, phương hướng, biện pháp phịng ngừa. Điều đó thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng là những chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm trong đó phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Với vai trị là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia phịng ngừa tình hình tội phạm qua việc định hướng trong từng giai đoạn, định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm, thông qua các Nghị quyết của Đảng. Đảng chỉ đạo tiến hành những biện pháp kinh tế, tư tưởng, văn hóa và hồn thiện hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 15/7/2016, Ban Bí thư (Khóa XII) đã ban hành Kết luận số 05-KL/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020. Ngày 16/8/2021, Ban Bí thư (Khóa XIII) lại tiếp tục ban hành Kết luận số 13-KL/TW, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Đây là những đường lối, chủ trương của Đảng định hướng cho hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng.

53

Tại tỉnh Bạc Liêu, hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 13/10/2021 về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Một trong các mục đích của Kế hoạch là: “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của

cấp ủy, tổ chức đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp đối với cơng tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội. Xác định nhiệm vụ phịng ngừa là chính; đồng thời tích cực, kiên quyết tấn cơng trấn áp, đẩy lùi các loại tội phạm, góp phần thực hiện mục tiêu “Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh” [32].

2.5.2. Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp

Để cho các chủ trương, đường lối của Đảng phát huy trong thực tiễn phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng thì Quốc hội, Chính phủ, với vai trị là cơ quan lập pháp và cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)