Thực trạng triển khai các biện pháp phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 91 - 121)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng triển khai các biện pháp phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở

xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu

3.4.1. Những kết quả đã đạt được trong triển khai các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu

3.4.1.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội

Nhận thức được nguyên nhân tình hình tội phạm trong đó có tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt có ngun nhân cơ bản là các vấn đề thuộc về kinh tế - xã hội nên chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện điều kiện sống của người dân và đồng thời tạo việc làm cho người dân, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 7,16%/năm, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đạt 54,37 triệu đồng/người [61, tr.6-7].

Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân 04 năm 2016 - 2019 (giá 2010) đạt

85

7,16%/năm, quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt 49.627 tỷ đồng, tăng 1,72 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 54,37 triệu đồng/người, tăng 1,67 lần so với năm 2015 [61, tr.1-4].

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện mạnh mẽ. Đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất được thực hiện khá tốt, nhất là việc tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Ngồi các chính sách chung, tỉnh Bạc Liêu cịn huy động mọi nguồn lực, đặc biệt đã duy trì việc phân cơng các cơ quan, đơn vị và vận động các doanh nghiệp nhận hỗ trợ hộ nghèo. Trong 5 năm qua đã trao vốn, phương tiện sản xuất cho 23.825 hộ, với số tiền trên 87,35 tỷ đồng. Qua đó tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cuối năm 2020 chỉ cịn khoảng 0,5%, bình qn giảm khoảng 3,02%/năm.

Cơng tác giải quyết việc làm được tập trung thực hiện tích cực. Nhiều hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động được triển khai thực hiện như: Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và liên hệ hợp tác với các doanh nghiệp để cung ứng nguồn lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ người lao động đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng lao động. Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 110.700 lao động và đưa 1.856 lao động đi làm việc ở nước ngoài [61, tr.16-17].

3.4.1.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện các biện pháp văn hóa, giáo dục

Song song với các biện pháp kinh tế - xã hội, chính quyền tỉnh Bạc Liêu cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn, hoạt động văn hóa và văn học nghệ thuật, cải thiện đời sống về tinh thần, từng bước nâng cao trình độ văn hóa, đời sống văn hóa cho nhân dân trong tỉnh. Tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở các cấp bậc học, đặc biệt coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức, lý tưởng của học sinh. Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo tăng lên hàng năm, xã hội hóa giáo dục - đào tạo đạt kết quả tích cực, phát huy vai trị của gia đình phối hợp với nhà trường, xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ, chất lượng dạy và học được nâng cao, là cơ sở để đổi mới về giáo dục đào tạo của tỉnh.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển ngày càng phong phú, đa dạng, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của tỉnh và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Việc tuyên truyền, quảng bá, giói thiệu về hình ảnh, văn hóa, con người Bạc Liêu được chú trọng; hoạt động

86

sáng tác văn học, nghệ thuật, giao lưu văn hóa được tăng cường. Cơng tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, khu - điểm du lịch được thực hiện khá tốt. Các lễ hội truyền thống, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng được quan tâm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nơng thơn mới tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng.

Tỉnh Bạc Liêu đã có bước chuyển biến tích cực về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mạng lưới trường, lớp được sắp xếp, bố trí lại phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư phát triển trường trung học phổ thông chuyên, các trường trọng điểm về chất lượng để thực hiện tốt việc triển khai và nhân rộng thí điểm loại hình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở chất lượng cao; giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từng bước nâng cao chất lượng, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động; nhất là Trường Đại học Bạc Liêu được tổ chức, sắp xếp lại, cùng với sự hỗ trợ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nên định hướng phát triển của trường đã rõ hơn, hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và kiện tồn tổ chức, bộ máy bước đầu có chuyển biến tích cực.

Đào tạo nghề cho người lao động được chú trọng; các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh có sự phát triển, tham gia tích cực và chủ động vào cơng tác dạy nghề, từ đó trình độ, tay nghề của người lao động khơng ngừng được cải thiện. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã đào tạo cho 116.845 người, trong đó: Đại học 4.192 sinh viên, Cao đẳng 4.654 sinh viên, trung cấp 5.380 học sinh, đào tạo sơ cấp và dưới 03 tháng, truyền nghề liên kết doanh nghiệp 102.619 người. Tỷ lệ lao động tăng từ 46,3% năm 2015 lên 63,44% ước năm 2020 vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra [61, tr.14-18].

Thời gian qua, tỉnh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng các hình thức dạy nghề trực tiếp, dạy nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Các trường và các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh đã dạy nghề cho 11.350 người, đạt 100% kế hoạch năm 2016; trong đó, có 3.103 người được hỗ trợ kinh phí học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [57, tr.14-16].

Trong thời gian qua, nhận thấy rằng tỉnh Bạc Liêu đã có những nỗ lực trong vấn đề thực hiện biện pháp văn hóa, giáo dục nhưng đa số người phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu tập trung vào nhóm người có trình độ trình học vấn thấp và có thể thấy rằng khi con người có trình độ học vấn thấp thì có ảnh

87

hưởng ít nhiều đến tình hình tội phạm trên địa bàn dân cư, vì trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, đến nhận thức hành vi, nhân sinh quan, thế giới quan của từng người, các yếu tố này có vai trị quan trọng trong q trình hình thành động cơ phạm tội trong đó có các tội XPSH có tính chiếm đoạt.

3.4.1.3. Những kết quả đạt được trong triển khai các biện pháp tổ chức quản lý xã hội

- Công tác tổ chức quản lý người có nguy cơ phạm tội

Các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội thông qua công tác quản lý người có nguy cơ phạm tội tại tỉnh Bạc Liêu được thể hiện ở việc quản lý những người đã có tiền án, tiền sự, những người có nhân thân xấu. Các đối tượng có tiền án, tiền sự, có nhân thân xấu hiện nay chịu sự quản lý, giám sát của chính quyền địa phương, của cảnh sát khu vực thông qua các biện pháp nghiệp vụ như theo dõi các mối quan hệ xã hội, theo dõi các hành vi bất thường, quan tâm, giúp đỡ, tìm việc làm nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu tiêu cực có khả năng dẫn tới hành vi phạm tội.

Công tác tổ chức quản lý đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội các tội XPSH có tính chiếm đoạt đã được chính quyền tỉnh Bạc Liêu quan tâm, chú trọng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng, chống các tội XPSH có tính chiếm đoạt nói riêng, do đó các cấp chính quyền trong tỉnh đã làm tốt cơng tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tồn tỉnh có 63 mơ hình phịng, chống tội phạm, trong đó có 16 mơ hình, điển hình tiên tiến tự phòng, tự quản về an ninh trật tự hoạt động có hiệu quả được Bộ Cơng an cơng nhận và nhân rộng trên tồn quốc Mơ hình “Tổ tự quản dịng tộc về an ninh trật tự” ở huyện Phước Long; mơ hình “Doanh nghiệp đỡ đầu của các tổ chức quần chúng giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở” ở huyện Hồng Dân; mơ hình “Tuyến kênh tự quản về an ninh trật tự” ở huyện Hồng Dân; mơ hình “Câu lạc bộ Người hồn lương” ở thị xã Giá Rai; mơ hình “Tổ giáo dân tự quản, tự phịng về an ninh trật tự” ở thị xã Giá Rai; mơ hình “Tổ ngư dân tự quản về an ninh trật tụ trên biển” ở huyện Đơng Hải. Mơ hình “Câu lạc bộ Người hồn lương” ở phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai,… và 20 mơ hình do chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chủ trì xây dựng [61, tr.10]. Các mơ hình trên được tổ chức nhân rộng khắp trên địa bàn nơng thơn là một ví dụ điển hình, một cách làm sáng tạo trong công tác giáo dục những người đã từng vi phạm pháp luật, giúp họ lấy lại niềm tin trong cuộc

88

sống, cải tạo, hoạt động tốt trở thành người có ích cho xã hội.

Từ mơ hình này đã được nhân rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bạc Liêu và ngày càng phát huy được hiệu quả trong cơng tác phịng, chống tội phạm trong đó có phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt bởi mang tính nhân văn sâu sắc và được nhiều cơ quan, doanh nghiệp, mạnh thường quân đóng góp, giúp đỡ để tiếp tục duy trì và phát triển. Ngồi ra, Cơng an tỉnh cũng đã công nhận và nhân rộng 04 mơ hình trên địa bàn tỉnh. Mơ hình “Câu lạc bộ Nữ phòng, chống tội phạm” ở huyện Đơng Hải, mơ hình “Cổng an ninh trật tự” ở huyện Phước Long, mơ hình “Câu lạc bộ Nhà cho th” và “bến xe Honda đầu tự quản về an ninh trật tự” ở thành phố Bạc Liêu.

Thông qua cơng tác phát động phong trào tồn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc đã phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

- Cơng tác hịa giải, xử lý tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân

Thời gian qua, tình hình tranh chấp khiếu kiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều diễn biến phức tạp, có hàng trăm lượt khiếu kiện với hàng ngàn người tham gia kéo đến trụ sở cơ quan, chính quyền để yêu cầu khiếu nại, nhiều trường hợp có hành vi quá khích, la hét, nhục mạ cán bộ lãnh đạo,... để gây áp lực, tuy nhiên chưa phát hiện hành vi XPSH có tính chiếm đoạt khi thực hiện việc khiếu kiện.

Năm 2020, tình trạng người khiếu kiện kéo đến Trung tâm hành chính tỉnh và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, khiếu kiện vượt cấp về Trung ương giảm. Trong đó, kéo kiện về Trung tâm hành chính tỉnh Bạc Liêu tăng 02 cuộc, giảm 209 lượt người tham gia, so với cùng kỳ năm 2019; kéo kiện về Trung ương giảm 22 cuộc, giảm 68 lượt người tham gia so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, số vụ khiếu kiện kéo dài, chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm vẫn còn nhiều, người khiếu kiện vẫn thường xuyên đeo bám tại Trung tâm hành chính tỉnh, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn. Chỉ đạo xử phạt hành chính 07 trường hợp lợi dụng khiếu kiện gây mất an ninh trật tự trên địa bàn; Tổ công tác của tỉnh Bạc Liêu vận động 08 trường hợp khiếu kiện vượt cấp ở Trung ương trở về địa phương; ngăn chặn 51 lượt người dự định kéo về Trung ương để yêu cầu, khiếu nại. Kiểm tra, xác minh 29 vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài, báo cáo đề xuất Thường trực Tỉnh ủy chỉ

89

đạo ngành chức năng xem xét, giải quyết ổn định 10 vụ, đang tiếp tục xác minh 19 vụ [61, tr.4].

- Công tác thi hành án hình sự; quản lý cảm hố giáo dục, giúp đỡ tạo việc làm cho người thi hành án không phải là phạt tù tại cơ sở và cho người đặc xá tha tù về địa phương

Cơng tác thi hành án hình sự; quản lý cảm hóa giáo dục, giúp đỡ tạo việc làm cho người thi hành án không phải là phạt tù tại cơ sở và cho người đặc xá tha tù về địa phương đã được chính quyền tỉnh Bạc Liêu quan tâm thực hiện như: chính quyền các cấp đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tái hoà nhập cộng đồng với nội dung phù hợp, bằng nhiều phương pháp, hình thức phong phú, đa dạng, nhằm xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong án phạt tù, người thi hành án không phải là phạt từ tại cơ sở, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hồ nhập cộng đồng, góp phần phịng ngừa tội phạm trong đó có phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt.

Tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng, thành lập nhiều mơ hình “Câu lạc bộ người hồn

lương” ở các địa phương, qua đó, đã vận động cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ kinh

phí, hỗ trợ vốn vay ban đầu cho thành viên có kinh phí làm ăn, vươn lên thốt nghèo, ổn định cuộc sống, tái hịa nhập cộng đồng, trở thành người có ít cho xã hội. Song song với công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, xử lý hành vi phạm tội, lực lượng Công an các cấp của tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp làm tốt công tác quản lý giáo dục, cải tạo can - phạm nhân. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho can - phạm nhân trong Trại Tạm giam, Nhà Tạm giữ, giáo dục tập trung 92 cuộc 4.497 lượt phạm nhân, giáo dục cá biệt 1.972 lượt can - phạm nhân về nội quy, quy chế, 04 tiêu chuẩn thi đua cải tạo, giúp họ nhận rõ lầm lỗi, tích cực học tập lao động, cải tạo tiến bộ, đã tổ chức đặc xá cho 216 phạm nhân theo quyết định của Chủ tịch nước thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người lẫm lỗi cải tạo tiến bộ [57].

3.4.1.4. Những kết quả đạt được trong triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Công tác triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại tỉnh Bạc Liêu ngày được quan tâm, chú trọng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 -

90

2021 và các đề án phổ biến giáo dục pháp luật và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh như: Kế hoạch 133/KH-UBND ngày 11/11/2019 về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Kế hoạch số

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 91 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)