Khắc phục hạn chế trong mơi trường văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 143 - 148)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có

4.2.4. Khắc phục hạn chế trong mơi trường văn hóa, giáo dục

Nguyên nhân dẫn đến người phạm tội có nhân cách lệch lạc chủ yếu là do những yếu kém của hoạt động giáo dục và tác động tiêu cực của mơi trường sống. Vì vậy, để phịng ngừa tội phạm, trong đó có phịng ngừa tình hình các tội XPSH có

137

tính chiếm đoạt cần phải khắc phục được các hạn chế, yếu kém trong mơi trường văn hóa, giáo dục. Cải thiện mơi trường văn hóa, giáo dục sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải tạo được những người có nhân thân xấu, hạn chế được những phẩm chất tâm lý tiêu cực, làm cho họ thể hiện được tính tích cực của mình, đồng thời phải có các biện pháp nhằm xây dựng một cơ cấu nhu cầu đúng đắn để không cho tư tưởng tôn thờ vật chất phát triển.

Biện pháp khắc phục hạn chế trong mơi trường văn hóa, giáo dục cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện biện pháp khắc phục những yếu kém trong hoạt động giáo dục trong gia đình. Tại tỉnh Bạc Liêu phần lớn người phạm tội sống

trong gia đình thiếu một mái nhà bình thường do cha mẹ ly dị, bị bỏ rơi... do cha mẹ phải lao động duy trì cuộc sống hàng ngày khơng có thời gian chăm sóc dạy dỗ con gái hoặc do trình độ văn hóa của cha mẹ thấp nên không biết cách dạy dỗ, uốn nắn con cái vào khuôn phép. Để khắc phục những yếu kém trên đây địi hỏi chính quyền tỉnh Bạc Liêu bằng tình thương, trách nhiệm làm nhiệm vụ theo dõi giúp đỡ các đối tượng có nguy cơ cao dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các biện pháp khắc phục những yếu kém trong hoạt động giáo dục ở nhà trường. Trong khi gia đình là ảnh hưởng đầu tiên và

quan trọng nhất trong việc giáo dục hình thành phẩm chất đạo đức, tính cách của đứa trẻ, những mơi trường xung quanh nó, như nhà trường cũng góp phần giáo dục hình thành nhân cách của chúng. Nhà trường là tổ chức cộng đồng có vai trị rất quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Như vậy, sau gia đình là phải kể đến nhà trường trong việc giáo dục hình thành và bồi dưỡng nhân cách của trẻ em. Nhà trường giáo dục tồn diện hình thành những phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể chất, trang bị những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho học sinh.

Tỉnh Bạc Liêu cần tăng nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục theo phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường, cần có kế hoạch cụ thể về xây dựng trường học mới hoặc xây thêm phòng học mới cho phù hợp với tình hình dân số bảo đảm đủ trường, phòng học cho các đối tượng còn trong độ tuổi đi học. Nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, cần

138

tăng cường dạy nghề phù hợp cho các đối tượng và phù hợp với xu hướng việc làm. Đó là các nghề như thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị; thương mại - dịch vụ; lao động thủ công; lao động có kỹ năng trong nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ở bậc dạy nghề cần gắn dạy nghề trong các trường dạy nghề với với nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương nói chung và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nói riêng bảo đảm chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, khi ra trường có thể tìm được việc làm ngay.

Văn hóa và giáo dục là hai yếu tố trực tiếp hình thành và phát triển tồn diện nhân cách của con người trong xã hội. Có thể thấy rằng văn hóa là mặt biểu hiện trong hành vi, lối sống và trong hoạt động cũng như trong kết quả, sản phẩm của hoạt động của con người. Giáo dục và đào tạo cần được xem là một biện pháp phịng ngừa cơ bản đối với tình hình tội phạm. Để phịng ngừa tội phạm trong đó có phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt những biện pháp về văn hóa, giáo dục cần đặt trong sự kết hợp hài hòa, tạo thành một hệ thống giáo dục trên phạm vi toàn xã hội như: Giáo dục tại gia đình; giáo dục tại tổ dân phố, thơn, xóm, phường, xã; giáo dục trong nhà trường; giáo dục tại nơi làm việc và sử dụng các kênh thông tin như sách, báo, đài, truyền hình đặc biệt là cần có sự nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm sốt chặt chẽ đối thơng tin trên môi trường mạng xã hội...

Tỉnh Bạc Liêu cần tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình đầu tư dài hạn cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho người dân bằng cách kết hợp nâng cao đời sống vật chất thơng qua nâng cao trình độ học vấn, văn hóa. Cụ thể cần thiết kế các chương trình giải trí lành mạnh trên các phương tiện thơng tin đại chúng hay cụ thể hơn là nhân rộng các gương điển hình về những người hồn lương trong tổ dân phố, khu dân cư như: Tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng phát thanh truyền hình, chú trọng nâng cao văn hóa truyền thống của dân tộc; Cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà Bảo tàng, Thư viện, Nhà triển lãm thơng tin, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh; Kết hợp văn hóa với hoạt động thể dục thể thao; Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa các cụm dân cư, thơn xóm. Thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như sách báo, truyền hình... để khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của mỗi thành viên trong xã hội. Những hoạt động này có vai trị rất lớn để hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh, lối sống văn hóa cho từng người dân và đây trở thành một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu.

139

Tỉnh Bạc Liêu cần tổ chức thực hiện củng cố chất lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc học nghề của trẻ em, người chưa thành niên. Cần có những chính sách tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần, đặc biệt chú trọng tỷ lệ trẻ em đến trường ở những gia đình nghèo, gia đình có nhiều người phạm tội có tiền án, tiền sự. Vì những gia đình như thế trẻ em thường phải tự thực hiện công việc mưu sinh giúp đỡ gia đình và gia đình cũng không chú trọng đến việc giáo dục và học vấn cũng như dạy bảo các em. Do đó cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động đào tạo, hỗ trợ nghề, tạo việc làm cho cha mẹ những đối tượng này, chính quyền cũng cần có những chính sách động viên khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình như hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế, nêu gương, tặng quà trong các dịp lễ... Để thực hiện được những biện pháp trên cần có sự phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... vì đây là những chủ thể rất quan trọng trực tiếp hiểu rõ hồn cảnh của từng gia đình, từng thành viên trong khu vực.

Khắc phục hạn chế trong giáo dục từ phía gia đình. Giáo dục giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội. Trong đó, gia đình là tổ ấm - nơi tràn đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư, thực hiện chức năng phát triển nòi giống vừa là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con trẻ/con người. Bên cạnh đó, giáo dục nhà trường (bao gồm cả sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội cơng ích) cung cấp cho con người/học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành những năng lực, phẩm chất trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách. Giáo dục xã hội qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội, với những nội dung lành mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

Đặc biệt quan tâm vấn đề gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [22, tr.300], bởi gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội; đồng thời, cũng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, mơi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tơn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em,

140

yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động… trở thành cái nôi, thành nền tảng hình thành và ni dưỡng nhân cách con người Việt Nam.

Với ý nghĩa là mơi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lịng đến khi trưởng thành. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi thơng qua đó, các thế hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Nhân cách, đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ; trong khi đó, sự giáo dục ở gia đình khơng có chương trình, kế hoạch cụ thể và các thành viên khơng được đào tạo chính quy về giáo dục, cho nên, giáo dục gia đình khơng chuẩn mực sẽ dẫn con trẻ đến suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn. Nền tảng của một gia đình hạnh phúc biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng; sự thương yêu, chăm sóc, hy sinh của cha mẹ vì con và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha mẹ, ơng bà… Cho nên, văn hố gia đình và giáo dục trong một gia đình văn hóa tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng thực hiện và đó cũng chính là gia lễ, gia phong - cái gốc của gia đình, của mỗi con người và tạo cho gia đình và xã hội một sức sống mãnh liệt.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với q trình xã hội hóa của con trẻ/cá nhân, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và nhân cách của mỗi con người, mà nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại… Trong hành trình đó, lứa tuổi ấu thơ được chăm sóc, ni dưỡng tại gia đình là giai đoạn quan trọng, mặc dù khi đó, nhân cách chưa được thể hiện rõ ràng, song thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, con trẻ bắt đầu thu nhận các tương tác nhân - sinh - quan để hình thành nhân cách của mình. Để con trẻ trở thành một người có nhân cách tốt, việc giáo dục của mỗi gia đình đóng vai trị chủ đạo. Theo đó, giáo dục con trẻ

141

khơng chỉ dừng lại ở lời nói hay mà phải bằng những cử chỉ, việc làm đẹp, bởi mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn, nhất là cha mẹ có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của con trẻ. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở cịn thơ”, cho nên, việc thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tơn sư trọng đạo… để khi trưởng thành con trẻ thấu hiểu, biết ơn đấng sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ơng bà, cha mẹ là hết sức cần thiết. Gia đình đóng vai trị quan trọng trong giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Con cái thiếu đi sự quan tâm chăm sóc và giám sát của bố mẹ là một trong những yếu tố nghiêm trọng dẫn đến sự hình thành tâm lý cũng như các hành vi tiêu cực, lệch chuẩn, trong đó có việc tham gia vào con đường phạm các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Do đó, cha mẹ cần quan tâm, giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ, giúp cha mẹ dễ nhận ra những thay đổi tâm sinh lý, thái độ sống lệch lạc để kịp thời uốn nắn. Cần lưu ý là cách thức, phương pháp giáo dục cũng đóng vai trị rất quan trọng. Nếu cách thức quan tâm, giáo dục con khơng đúng đắn thì trẻ cũng dễ hình thành nhân cách lệch chuẩn. Do đó, gia đình cần có cách thức, phương pháp giáo dục phù hợp với con trẻ. Khi con cái ở độ tuổi bắt đầu tìm kiếm việc làm để tự nuôi sống bản thân, cha mẹ cần định hướng đúng đắn cho con để hạn chế tình trạng bị dụ dỗ, lơi kéo vào các hành vi phạm tội có thể kiếm sống như các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Đồng thời, cha mẹ và những người thân khác trong gia đình cần có lối sống lành mạnh, khơng vướng vào các tệ nạn xã hội để con cái noi theo.

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)