Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu
4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu
Dự báo tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu là phán đoán về thực trạng và diễn biến của các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu thực hiện trong thời gian tới. Dự báo tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dự báo chính xác là cơ sở để lựa chọn các biện pháp phòng ngừa tội phạm hợp lý và hiệu quả nhất trong phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu.
Dự báo tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu được dựa trên cơ sở đánh giá chính xác về diễn biến tình hình thực trạng các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2010 - 2021 để có thể dự báo tình hình diễn biến các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tiếp theo. Sau đó, dự báo diễn biến tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới cần phải căn cứ vào sự thay đổi, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; văn hóa - giáo dục và tình hình phịng, chống tội phạm tại tỉnh Bạc Liêu. Dự báo tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu dựa vào các cơ sở sau đây:
- Cơ sở kinh tế - xã hội
Tỉnh Bạc Liêu xác định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên 05 trụ cột: Phát triển nông nghiệp, mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng tỉnh Bạc Liêu đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030”; cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu
tư, thúc đẩy tăng trưởng GRDP, tạo sự chuyển biến thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, gắn với thực hiện chiến lược quốc gia vềCách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tỉnh Bạc Liêu từng bước phát triển nuôi tôm công nghệ cao, phát triển năng lượng sạch, du lịch và y tế, giáo dục chất lượng cao. Từ đó, các nguồn lực được tập
115
trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; nhiều nhà đầu tư đã thật sự quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn cịn nhiều.
Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Bạc Liêu xác định mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, liên kết vùng; mở rộng thị trường xuất khẩu; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tào nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chun mơn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư; huy động mọi nguồn lực, tập trung thực hiện có hiệu quả 05 trụ cột và 03 đột phá đã xác định để phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh. Bạc Liêu xác định đến năm 2025, thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt từ 10% - 11%; cơ cấu GRDP: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 33,64%, công nghiệp và xây dựng đạt 27,79%, dịch vụ đạt 34,05; GRDP bình quân đầu người đạt 110 - 120 triệu đồng; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt từ 15% - 17%/năm trở lên; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.512 triệu USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,35%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 75%; số bác sỹ/vạn dân đạt ít nhất 12,5 bác sỹ; tỷ lệ độ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên; phấn đấu đạt chuẩn nơng thơn mới, trong đó có 15/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Hiện nay, Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 04/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020”; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự giao thông, giảm thiểu tai nạn.
Chính phủ đã có quy hoạch phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bạc Liêu sẽ có nhiều dự án quan trọng tiếp theo như các dự án Điện gió; các dự án ni tôm khu Nông nghiệp công nghệ cao… Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu cũng có nhiều định hướng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó du lịch là một lĩnh vực sẽ thu hút khách hành hương hàng năm về ngày càng tăng …
116
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian tới có nhiều thay đổi như trên, tình
hình an ninh trật tự, an tồn xã hội cũng có nhiều thay đổi, trong đó có tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt dự báo sẽ phức tạp hơn với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, địa bàn hoạt động trong phạm vi tồn tỉnh và có liên kết với các tỉnh lân cận cao hơn, sẽ có nhiều người từ địa phương khác đến Bạc Liêu hoạt động phạm tội như cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, cướp giật, mua bán trái phép chất ma túy…Một số người sẽ di chuyển đến tỉnh để làm ăn, sinh sống, bên cạnh những người làm ăn lương thiện sẽ có những người có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy... sẽ gây ra sự phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở văn hóa - giáo dục
Ngày 11/3/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Theo đó, mục đích của Kế hoạch là nhằm triển khai các quy hoạch, dự án, chương trình, kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược để xây dựng và phát triển văn hóa, con người tồn diện, phù hợp với xu thế thời đại, những tác động to lớn của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…đối với kinh tế, xã hội và con người; Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các đối tượng chính sách yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa mà thành phố có tiềm năng, lợi thế.
Kế hoạch xác định một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như: Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả các thiết chế văn hóa – thể thao; 100% đơn vị hành chính cấp xã có trung tâm văn hóa - thể thao đáp ứng tiêu chí theo quy định; Bảo đảm ít nhất 95% người dân ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và tỉnh; Phấn đấu duy trì và giữ vững tỷ lệ 97% hộ gia đình văn hóa, 100% khóm, ấp văn hóa; phấn đấu có trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đạt chuẩn văn hóa; Tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa - nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn
117
Bên cạnh đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện gồm: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; Triển khai thực hiện tốt thể chế, chính sách về văn hóa; Xây dựng con người phát triển tồn diện; Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; Hồn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành cơng nghiệp văn hóa; Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.
Về giáo dục, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh Bạc Liêu được quan tâm chỉ đạo và có sự tiến bộ rõ nét. Mạng lưới trường, lớp phát triển đều khắp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 320 trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông; 5/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng phát triển rộng khắp với 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 7 trung tâm học tập cộng đồng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng và 1 trường đại học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông những năm gần đây luôn đạt ở mức cao trên 98%; số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi khu vực và quốc gia ngày càng nhiều; tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 41%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 22%. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo công tác trong ngành giáo dục cũng được củng cố, tăng cường với trên 10.000 người; cơng tác xã hội hóa giáo dục có nhiều thuận lợi khi được nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ…
Về cơ bản, những yếu tố trên đã đáp ứng khá tốt cho nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, so với khu vực và cả nước, chất lượng giáo dục của tỉnh vẫn còn chậm và thấp; chất lượng giảng dạy ở các trường vùng thành thị và nông thôn chưa đồng đều; việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức; tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm tuy có giảm nhưng vẫn cịn cao; tỷ lệ học sinh yếu kém còn khá cao trên 10%; tình trạng giáo viên vừa thừa, vừa thiếu ở các cấp học chưa được khắc phục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học ở một số nơi còn thiếu thốn...
118
Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trên, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21 “Về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với một số vấn
đề quan trọng và bức xúc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh hiện nay”; đồng
thời nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần VIII BCH Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa -
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 30 với mục tiêu, tạo
chuyển biến rõ nét, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, Bạc Liêu sẽ trở thành địa phương có chất lượng giáo dục tốt, có những cơ sở giáo dục chất lượng cao thu hút cả vùng.
Đối với giáo dục mầm non, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho trẻ đến trường được giáo dục và chăm sóc, giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ trước khi bước vào lớp 1; Ưu tiên đầu tư, quan tâm phát triển giáo dục mầm non vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt từ 98% trở lên. Đối với giáo dục phổ thơng, duy trì và nâng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phấn đấu tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi đạt 90% trở lên và trên 95% vào năm 2020; nâng cao chất lượng để đạt chuẩn mức độ 2 trước năm 2020. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đến trường trên 95% vào năm 2020 so với số người trong độ tuổi; duy trì thường xuyên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 95% trở lên. Nâng cao chất lượng dạy và học cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, bảo đảm cho số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục đi học. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng “xã hội học tập”. Tăng cường sự phối hợp giữa trung tâm giáo dục thường xuyên với các trường và các cơ sở đào tạo, dạy nghề; tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề. Thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đạt 25%; phấn đấu tỷ lệ xóa mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt trên 98% vào năm 2020. Tăng nhanh tỷ lệ xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc Khmer; số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ 90% vào năm 2020.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên, xung kích,
119
sáng tạo, có khả năng làm chủ khoa học, cơng nghệ tiên tiến, góp phần hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh. Phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội đạt đạt 67% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề từ 55 - 60% năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu cũng ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 29/4/2021 tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu chung của kế hoạch là: Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.