Khắc phục các hạn chế trong nền kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 135 - 143)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu có

4.2.3. Khắc phục các hạn chế trong nền kinh tế xã hội

Nghiên cứu tình hình tội phạm các tội XPSH có tính chiếm đoạt tại tỉnh Bạc Liêu nhận thấy nguyên nhân phạm tội do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà cụ thể là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cịn ở mức độ cao hoặc tình trạng đói nghèo, thu nhập thấp, đời sống khó khăn của người phạm tội. Tình trạng thất nghiệp và tình trạng đói nghèo, đời sống khó khăn của một bộ phận nhân dân là những yếu tố thúc đẩy các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội và tham gia vào các tệ nạn xã hội để đảm bảo cuộc sống gia đình, giải quyết khó khăn vật chất.

Vì vậy, biện pháp kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc loại trừ nguyên nhân của tội phạm và do vậy có tác dụng phịng ngừa tội phạm. GS.TS khoa học Đào Trí Úc khẳng định: "Những giải pháp kinh tế, xã hội ấy có tác động trực

tiếp đến các nguyên nhân gốc rễ của tội phạm, vì vậy chúng có ý nghĩa quyết định đối với việc phòng ngừa tội phạm" [56, tr.67]. Trong các biện pháp kinh tế - xã hội

thì phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động là biện pháp thiết thực. Bởi vì: "lao động không chỉ tạo cho con người của cải vật chất mà cịn giúp con người tự

hồn thiện mình, loại trừ những nhu cầu lệch lạc" [75, tr.427]. Vì vậy, khắc phục và

hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực trong môi trường kinh tế -xã hội chính là nội dung quan trọng trong phịng ngừa tình hình các tội XPSH có tính chiếm đoạt. Xây dựng và hoàn thiện biện pháp kinh tế - xã hội không thể giải quyết trong thời

129

gian ngắn mà cần có khoảng thời gian nhất định. Đây là biện pháp cơ bản hàng đầu vì nó loại trừ nguồn gốc của tội phạm, mặt khác thực hiện tốt biện pháp này còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của xã hội.

Biện pháp để triển khai thực hiện giải pháp này cụ thể như sau:

Thứ nhất, đầu tư phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Tỉnh Bạc Liêu cần khuyến khích phát triển đa dạng các ngành, nghề sản xuất khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tạo thêm việc làm mới. Thực tế tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng nhân cơng giá rẻ, trình độ tay nghề thấp, năng suất lao động chưa cao dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm của các doanh nhiệp tại tỉnh Bạc Liêu còn thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Do vậy, tỉnh Bạc Liêu cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cần ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng suất lao động cho người lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. Tỉnh Bạc Liêu cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề cho người lao động.

Xây dựng và hoàn thiện biện pháp kinh tế - xã hội, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm ổn định và phát triển xã hội bền vững. Gắn kết chặt chẽ các chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bảo đảm mọi người đều bình đẳng, có cơ hội và điều kiện phát triển tồn diện, khơng để ai bị bỏ lại phía sau. Tập trung giải quyết tốt lao động, việc làm; đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động; Đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện tốt chính sách tiền lương, tiền cơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; thực hiện có hiệu quả chính sách an toàn, vệ sinh lao động.

Xây dựng và hồn thiện phương thức, hình thức đào tạo, trọng tâm là khuyến khích liên kết, hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề và doanh nghiệp; đào tạo gắn chặt với trường với xưởng và cơ sở sản xuất. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu.

130

chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng với cách mạng và gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm mức sống cho gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng và các đối tượng chính sách bằng và cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú.

Giải quyết tốt việc làm cho người lao động là biện pháp xã hội quan trọng nhất đảm bảo cuộc sống của nhân dân, giúp họ tránh xa tội phạm. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi địa phương, đặc biệt là đối với tỉnh nghèo như tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức rất lớn không chỉ đối với tỉnh Bạc Liêu mà còn đối với các địa phương trong cả nước. Thiếu việc làm, khơng có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp người dân bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta là: "Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hịa, cải thiện mơi trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hóa" [1, tr.12].

Hỗ trợ, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động. Muốn vậy, trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tỉnh Bạc Liêu cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, giúp người lao động tại các địa phương trong tỉnh tiếp cận được những thông tin tuyển dụng mới nhất của các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh. Đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nâng cao chất lượng tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Các phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động cần thường xuyên được tổ chức tại các xã, huyện trong tỉnh để giới thiệu về các vị trí việc làm, phổ biến về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, chính sách bảo hiểm… Hoạt động tư vấn, giới thiệu cũng cần được thực hiện thông qua kênh trực tuyến như điện thoại, website, mạng xã hội, thư điện tử… Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu cũng cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như các Trung tâm dịch vụ việc làm trong khu vực để nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó thường xuyên cập nhật thông báo

131

tuyển dụng của các đơn vị ở nước ngồi để hỗ trợ những đối tượng đang có nhu cầu. Tăng tần suất và đa dạng hóa các hình thức thơng tin, tun truyền phổ biến chính sách về xuất khẩu lao động đến các xã, phường, thị trấn tại tỉnh Bạc Liêu như: Phát hành tờ rơi, áp phích, sổ tay hỏi đáp về xuất khẩu lao động; thông tin thường xun về chính sách mới và tình hình người lao động tỉnh Bạc Liêu đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết công khai danh sách các đơn vị được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi... để người lao động có đủ thơng tin, chủ động trang bị các điều kiện khi muốn đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là về kiến thức pháp luật, tay nghề và ngoại ngữ. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu mà còn tạo ra được nguồn thu khơng nhỏ cho các gia đình để cải thiện điều kiện sống.

Tăng cường quản lý và hỗ trợ các trung tâm đào tạo, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động có tay nghề vào làm việc trong các khu cơng nghiệp của tỉnh. Mở rộng các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề, tạo điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề cho những người có trình độ lao động thấp, nhất là thanh niên có điều kiện và hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn để họ có cơ hội tiếp cận với cơng việc địi hỏi có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao.

Về thị trường lao động: Sắp xếp lại cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những ngành nghề có giá trị cao, dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu vực kinh tế có giá trị cao hơn, thơng qua đó nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động, giảm nguy cơ thất nghiệp. Đặc biệt, đối với lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề để khi diện tích đất sản xuất bị thu hồi thì có thể dễ dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, cần thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, đẩy mạnh đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật để phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho những nông dân bám ruộng vườn, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa lý, địa hình để người dân ở khu vực nơng thơn khơng vì lý do kinh tế, nỗi lo cuộc sống mà tới đô thị bươn chải kiếm sống bằng những nghề không ổn định hoặc làm ăn phi pháp.

132

báo xu hướng và nhu cầu của thị trường lao động trong các loại hình doanh nghiệp, thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến, chủ động cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Tăng cường cơng tác tun truyền các chính sách pháp luật về lao động việc làm; cung cấp đầy đủ và phổ biến rộng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới nhiều hình thức đa dạng như: Cổng thông tin điện tử về việc làm, bản tin, website, trên các phương tiện thông tin đại chúng... để người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu khai thác, sử dụng nhằm phục vụ các giao dịch việc làm thuận lợi, tạo cơ sở dự báo nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả hoạch định các chính sách phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Về bảo hiểm thất nghiệp: Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động. Các cơ quan có thẩm quyền và các địa phương tại tỉnh Bạc Liêu cần cập nhật và nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, gắn kết hoạt động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với giao dịch việc làm nhằm nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động.

Thứ hai, xây dựng và hồn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững đối với những gia đình đơng con và có hồn cảnh khó khăn về kinh tế. Thực tế tại

tỉnh Bạc Liêu hiện nay người nghèo chủ yếu tập trung vùng nông thôn, những nơi kém phát triển và vẫn cịn một bộ phận nghèo ở đơ thị. Những hộ nghèo thường là những gia đình đơng con, khơng có việc làm hoặc có việc làm nhưng trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực ít hơn mức tiêu dùng thực tế và khi giá cả trên thị trường tăng cao thì những hộ nghèo ngay lập tức trở thành hộ đói. Do vậy, cần thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020 - 2025. Tỉnh Bạc Liêu cần huy động mọi nguồn lực và đa dạng hóa phương thức xóa đói giảm nghèo như: Hỗ trợ lương thực cứu đói và về lâu dài cần dạy nghề, giúp vốn, kỹ thuật, giống cây trồng, vật ni góp phần tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa để họ tự vươn lên thốt nghèo cho chính mình và có thể vươn lên làm giàu. Giải quyết việc làm, hỗ trợ đối với

133

người lao động nghèo, nhằm ngăn ngừa họ đi vào con đường phạm tội là cơng việc của tồn xã hội, của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu cần xây dựng và hồn thiện các chính sách, đề án về việc làm cho người lao động, trong đề án phải đánh giá, chi tiết về số lượng, phù hợp với trình độ chun mơn kĩ thuật, trình độ văn hóa, đặc điểm của khu vực, địa bàn, ngành nghề cụ thể, tính đặc thù và đa dạng của các nhóm lao động khác nhau.

Thứ ba, khắc phục tác động tiêu cực từ q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.

Chính quyền tỉnh cần tăng cường quản lý tốt lao động di cư để thúc đẩy phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh nhằm hạn chế tình trạng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn đến thất nghiệp, dễ sa vào con đường phạm tội thì chính quyền tỉnh cần tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập của người nông dân. Trong tái cơ cấu nông nghiệp, cần đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, trong đó tập trung chú trọng tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nơng thơn, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống của người dân nơng thơn. Chính quyền tỉnh Bạc Liêu cần hồn thiện cơ chế chính sách quản lý đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ học tập, việc làm cho người dân bị mất đất sao cho phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh trong khu vực. Thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô thị vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn khơng cao. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư

Một phần của tài liệu Luận án PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội xâm PHẠM sở hữu có TÍNH CHIẾM đoạt tại TỈNH bạc LIÊU (Trang 135 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)