Biểu đồ Histogram của phần dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 77 - 127)

Giả định phương sai của sai số không đổi:

Với giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm, và các dữ liệu thu

thập được ở dạng thang đo định lượng, tác giả tiến hành kiểm định tương quan Pearson của 4 chiến lược marketing xuất khẩu (CLQC, CLSP, CLPPTT, CLG) đến phần dư

chưa chuẩn hóa (RES_1). Kết quả cho thấy giá trị Sig. của cả 4 biến CLQC, CLSP,

CLPPTT, CLG đều bằng 1, nghĩa là phương sai của sai số không thay đổi.

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa phần dư chưa chuẩn hóa và các

Chiến lược marketing xuất khẩu

Correlations

RES_1 CLQC CLSP CLPPTT CLG

RES_1 Pearson Correlation 1 .000 .000 .000 .000

Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 N 117 117 117 117 117 CLQC Pearson Correlation .000 1 .485** .437** .500** Sig. (2-tailed) 1.000 .000 .000 .000 N 117 117 117 117 117 CLSP Pearson Correlation .000 .485** 1 .209* .372** Sig. (2-tailed) 1.000 .000 .024 .000 N 117 117 117 117 117 CLPPTT Pearson Correlation .000 .437** .209* 1 .441** Sig. (2-tailed) 1.000 .000 .024 .000 N 117 117 117 117 117 CLG Pearson Correlation .000 .500** .372** .441** 1 Sig. (2-tailed) 1.000 .000 .000 .000 N 117 117 117 117 117 *. Mức ý nghĩa 5% **. Mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

4.8. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo các biến thống kê

mô tả

4.8.1. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số năm kinh

nghiệm xuất khẩu

Kết quả kiểm định Levene (Bảng 4.10) cho thấy giá trị Sig.=0,961 > 0,05 nên

xuất khẩu không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể sử dụng kết quả phân tích Anova ở bảng tiếp theo.

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm kinh nghiệm xuất khẩu khác nhau, do giá trị Sig. rất lớn (=0,802).

Bảng 4.10: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQXK Levene Statistic df1 df2 Sig. .040 2 114 .961 ANOVA KQXK Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .081 2 .041 .221 .802 Within Groups 20.867 114 .183 Total 20.948 116

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

4.8.2. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số lượng lao

động

Kết quả kiểm định Levene (Bảng 4.11) cho thấy giá trị Sig.=0,478 > 0,05 nên

phương sai của sự đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm quy mơ lao động không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể sử dụng kết quả

phân tích Anova ở bảng tiếp theo.

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm quy mơ lao động

Bảng 4.11: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số lượng lao động

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQXK

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.833 3 113 .478 ANOVA KQXK Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .306 3 .102 .558 .644 Within Groups 20.642 113 .183 Total 20.948 116

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

4.8.3. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo nguồn gốc vốn

Kết quả kiểm định Levene (Bảng 4.12) cho thấy giá trị Sig.=0,179 > 0,05 nên

phương sai của sự đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm nguồn gốc vốn khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể sử dụng kết quả phân tích Anova ở bảng tiếp theo.

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova với giá trị Sig.=0,081 > 0,05, cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm nguồn gốc vốn khác nhau.

Bảng 4.12: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo nguồn gốc vốn Thống kê mô tả KQXK N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower

Bound

Upper Bound Von So huu Nha

nuoc 3 3.6667 .23094 .13333 3.0930 4.2404 3.40 3.80 Von Tu nhan trong nuoc 85 4.0400 .41266 .04476 3.9510 4.1290 3.20 4.80 Von Tu nhan nuoc ngoai 29 3.8759 .44853 .08329 3.7052 4.0465 3.40 4.80 Total 117 3.9897 .42495 .03929 3.9119 4.0676 3.20 4.80

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQXK

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.746 2 114 .179 ANOVA KQXK Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .904 2 .452 2.571 .081 Within Groups 20.044 114 .176 Total 20.948 116

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

4.9. Tổng quát kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Kết quả kinh doanh xuất khẩu (KQXK) chịu

tác động thuận chiều của các Chiến lược quảng cáo (CLQC), Chiến lược thích nghi sản

phẩm (CLSP), Chiến lược phân phối trực tiếp (CLPPTT) và Chiến lược thích nghi giá

(CLG). Do đó, các giả thuyết nghiên cứu ở chương 2 gồm H1, H2, H3, H4 được chấp

nhận. Trong khi đó, Chiến lược hỗ trợ phân phối (CLHTPP) khơng có tác động đến Kết quả kinh doanh xuất khẩu (KQXK), nên giả thuyết H5 ở chương 2 bị bác bỏ.

Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa của Kết quả phân tích hồi quy, tác giả tổng kết mơ hình kết quả nghiên cứu như hình 4.3:

Hình 4.3: Mơ hình kết quả nghiên cứu (chuẩn hóa)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả) Chiến lược thích nghi sản phẩm

Chiến lược thích nghi giá

Sử dụng kênh xuất khẩu trực tiếp

Hoạt động quảng cáo nước ngoài

Kết quả kinh doanh xuất khẩu 0,151 0,390 0,189 0,221

Ngồi ra, thơng qua kiểm định phương sai Oneway Anova, nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm có số năm kinh nghiệm xuất khẩu, quy mô lao động và nguồn gốc vốn khác

Tóm tắt chương 4

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả phân tích dữ liệu đã thu thập được.

Các kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA lần lượt được thực hiện. Trong phân tính EFA, các biến quan sát về chiến lược marketing xuất khẩu tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu được phân loại thành 5 chiến lược như mơ hình đề xuất. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy, với kết quả cho thấy ngoại trừ chiến lược hỗ trợ nhà phân phối nước ngoài, các chiến lược marketing khác đều tác

động tích cực đến kết quả kinh doanh xuất khẩu. Nhìn chung, các hệ số kiểm định

trong từng bước thực hiện phân tích đều cho thấy sự phù hợp của mơ hình và kết quả nghiên cứu là có thể chấp nhận được. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành kiểm định phương sai Oneway Anova về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo 3 biến định tính, nhưng kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm của

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Với mục đích chính của bài nghiên cứu là phân tích tác động của các chiến lược marketing xuất khẩu đến kết quả kinh doanh xuất khẩu trong ngành chế biến đồ gỗ cao su, kết quả mẫu nghiên cứu chỉ ra 4 chiến lược marketing xuất khẩu có tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ cao su, bao gồm:

- Chiến lược thích nghi sản phẩm đồ gỗ cao su; - Chiến lược thích nghi giá xuất khẩu đồ gỗ cao su; - Chiến lược phân phối trực tiếp đồ gỗ cao su; - Chiến lược quảng cáo đồ gỗ cao su ở nước ngồi.

Trong đó, mức độ ảnh hưởng của từng chiến lược marketing xuất khẩu nêu trên đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu là khác nhau. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy

cũng cho ta thấy cả 4 chiến lược trên đều có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh xuất khẩu, tức là khi doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh cho một chiến lược nào trong 4 chiến lược này thì đều có thể thu được kết quả kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt, kết quả mẫu nghiên cứu cũng ủng hộ với nhận định của Lee và Griffith (2004) rằng chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có thể cải thiện tốt kết quả kinh doanh xuất khẩu hơn là chiến lược marketing xuất khẩu tiêu chuẩn hóa.

Chiến lược thích nghi giá xuất khẩu đồ gỗ cao su có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất là 0,390 và hệ số hồi quy là 0,309, cho thấy đối với mặt hàng xuất khẩu này thì yếu tố giá có tác động mạnh nhất đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu. Thực tế là

trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng nước ngồi có xu hướng mua các sản phẩm có mức giá từ thấp đến trung bình (Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), 2015). Và các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su Việt Nam đã nắm bắt tình hình nên họ thường cân nhắc rất kĩ giá bán cho đối tác nước ngồi để thích ứng

được với từng thị trường. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ cho nhận định của Lee và

Griffith (2004), rằng chiến lược thích nghi giá có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với nhận định của Cavusgil và Zou (1994) hay của Christensen và cộng sự. (1987) rằng khơng có mối liên hệ giữa chiến

lược thích nghi giá và kết quả xuất khẩu. Sự khác biệt về kết quả này có thể bắt nguồn

từ bối cảnh khác nhau giữa nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang phát triển định

hướng xuất khẩu khi tiến hành nghiên cứu (Lee và Griffith, 2004).

Nhân tố có tác động mạnh thứ hai đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu là chiến

lược quảng cáo nước ngoài, với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,221 và hệ số hồi quy là

0,117. Với chiến lược quảng cáo nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su có thể quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu đến nhiều đối tác tiềm năng. Mặc dù chiến lược này khơng có tác động mạnh bằng yếu tố giá cả, nhưng cũng phần nào cho thấy tầm quan trọng đối với những doanh nghiệp đang quan tâm đến hướng phát triển mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Kết quả này cũng ủng hộ cho nhận

định của Zou & Stan (1998) về tác động của chiến lược quảng cáo nước ngoài đến kết

quả xuất khẩu.

Chiến lược phân phối trực tiếp sản phẩm đồ gỗ cao su có hệ số Beta chuẩn hóa cao thứ ba là 0,189 và hệ số hồi quy là 0,171. Điều này cho thấy vai trò khá lớn của hoạt động kinh doanh business-to-business (B2B) như hợp tác với nhà phân phối, đại lý hay nhà sản xuất (OEM) ở nước ngoài cho sản phẩm đồ gỗ cao su. Vì thế hiện nay, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu thường có những nỗ lực rất lớn trong việc duy trì và tìm kiếm nguồn khách hàng này. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lee và Griffith (2004).

Chiến lược thích nghi sản phẩm đồ gỗ cao su có hệ số Beta chuẩn hóa thấp nhất là 0,151 và hệ số hồi quy là 0,095, cho thấy yếu tố sản phẩm có vai trị ít quan trọng hơn

đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu. Điều này có thể được giải thích bởi các sản

phẩm đồ gỗ thường kém đa dạng, và nhu cầu về kiểu dáng thiết kế sản phẩm thường chậm thay đổi. Đồng thời, trong ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu, doanh nghiệp

thường đạt kết quả kinh doanh cao hơn bằng cách tập trung vào giảm giá bán nên ít quan tâm đến yếu tố kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Mặc dù vậy, việc tối thiểu hóa chi

phí sản xuất để hạ giá thành có thể khơng cịn hiệu quả nữa đối với các nền kinh tế

đang phát triển định hướng xuất khẩu (Aulakh và cộng sự, 2000), do đó doanh nghiệp

cần hướng đến việc phát triển sản phẩm chất lượng cao hơn và duy trì mức giá bán cạnh tranh, thu hút được nhiều đơn hàng hơn.

Về tác động của chiến lược hỗ trợ nhà phân phối nước ngoài đến kết quả kinh

doanh xuất khẩu, kết quả mẫu nghiên cứu không cho thấy đủ cơ sở để chứng minh. Điều này có thể do năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế và thị trường xuất khẩu vẫn chưa đạt mức phát triển cao, dẫn đến các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu

hiện nay vẫn cịn ít chú trọng đến hỗ trợ nhà phân phối. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng khác biệt so với các bài nghiên cứu trước đây của Cavusgil và Zou (1994), Madsen (1989); Zou và Stan (1998) hay Lee và Griffith (2004) cho rằng việc hỗ trợ xúc tiến thương mại với nhà phân phối có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, với dữ liệu thu thập được, kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm có số năm kinh nghiệm xuất khẩu, quy mơ lao động và nguồn gốc vốn

khác nhau. Điều này có thể xuất phát từ việc tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu

thuận tiện cho bài nghiên cứu, dẫn đến cơ cấu nhóm trong từng biến định tính có sự

chênh lệch rất lớn, khơng đồng đều. Điển hình như Doanh nghiệp có Vốn sở hữu Nhà

nước chỉ có 3 quan sát trong khi Doanh nghiệp tư nhân trong nước có đến 85 quan sát,

và Doanh nghiệp có vốn tư nhân nước ngồi có 29 quan sát. Do đó, để đánh giá tốt hơn sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu giữa các nhóm này, cần thiết thu thập mẫu dữ liệu với quy mơ lớn hơn, và có cơ cấu giữa các nhóm trong từng biến định tính

đồng đều hơn.

5.2. Hàm ý quản trị

Từ góc độ ứng dụng thực tiễn, tác giả đưa ra nhận định rằng chiến lược marketing xuất khẩu có vai trị quan trọng đối với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng

doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su xuất khẩu có thể đạt kết quả cao hơn thơng qua việc áp dụng các chiến lược marketing thích nghi. Bởi vì các chiến lược marketing thích nghi khơng chỉ giúp người xuất khẩu đồ gỗ cao su có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngồi, mà cịn tạo được vị thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường đó.

5.2.1. Chiến lược thích nghi giá xuất khẩu đồ gỗ cao su

Kết quả kinh doanh xuất khẩu có thể được nâng cao đáng kể thơng qua chiến lược thích nghi giá, và kết quả phân tích cũng cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ đã chú ý rất nhiều đến chiến lược thích nghi giá. Cụ thể, các doanh nghiệp này đã quan tâm ở mức cao đến nghiên cứu và lựa chọn

khách hàng mục tiêu của mình, với điểm trung bình là 4,13. Đây là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực khai thác vào một phân khúc nhất định.

Mặc dù vậy, việc xem xét nhu cầu thị trường và yếu tố cạnh tranh trên thị trường nhìn chung vẫn cịn chưa cao ở khá nhiều doanh nghiệp, với điểm trung bình lần lượt là 4,03 và 4,05. Do đó, các doanh nghiệp này cần tích cực hơn nữa trong việc đánh giá cung-cầu và sự cạnh tranh của các đối thủ để có thể đưa ra mức giá hợp lí hơn, nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Về nhu cầu trên thị trường:

Cả khách hàng tiêu dùng lẫn khách hàng kinh doanh đều cân nhắc giá cả của sản phẩm và dịch vụ dựa trên những lợi ích có được từ sản phẩm hay dịch vụ đó.

Giữa giới hạn trên và giới hạn dưới đối với mỗi loại sản phẩm đều có một mức giá tối ưu biểu hiện nhu cầu về sản phẩm, được xác định bởi sự sẵn lòng và khả

năng thanh tốn của khách hàng. Do đó, theo Nguyễn Đơng Phong (2012), trước khi định giá, nhà marketing phải hiểu được mối quan hệ giữa giá cả và mức nhu

cầu trên thị trường đối với sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 77 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)