(Nguồn: Albaum và cộng sự, 2002)
(6) Định giá ngăn chặn:
Định giá ngăn chặn có mục tiêu là giá ở mức rất thấp để làm nản lòng các đối thủ
cạnh tranh. Với mục tiêu này giá cả sẽ gần bằng tồn bộ chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí sẽ hạ xuống do việc tăng sản lượng, trong khi cơng ty vẫn duy trì
được mức giá thấp. Nếu cần thiết phải ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, mức
giá có thể tạm thời định dưới tổng chi phí. Khi sử dụng chiến lược này, công ty giả
định là sẽ thu được lợi nhuận trong dài hạn thông qua sự thống trị trên thị trường.
(7) Ðịnh giá hủy diệt:
Bắt đầu Lợi thế về giá Phát triển thị phần
Tăng năng suất Giảm chi phí một
Mục tiêu định giá này nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang có ra khỏi thị trường thế giới, thường được các công ty đa quốc gia sử dụng như một phương pháp để đẩy
nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành công nghiệp để độc quyền thị trường. Tuy nhiên
khi áp dụng cách định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa là chính phủ nước sở tại sẽ áp đặt những hạn chế đến việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm và nguy hiểm hơn khi định giá hủy diệt là khách hàng đã quen mua giá thấp cơng ty sẽ gặp khó khăn khi muốn tăng giá lên.
Ngoài ra, khi xem xét trên các thị trường xuất khẩu khác nhau, chiến lược giá có thể được phân loại như sau:
• Định giá thống nhất ở khắp mọi nơi trên thế giới;
• Định giá theo thị trường ở từng nước;
• Định giá căn cứ vào chi phí đối với từng nước.
Chính sách giá rất phức tạp vì nếu bán giá quá khác nhau do chênh lệch giá giữa các thị trường sẽ dễ dẫn đến tình trạng thị trường đen nhập lậu mua đi bán lại giữa các
nước. Do đó, để hạn chế tình trạng này thì bên cạnh chiến lược giá đối với các nước có
chi phí khác nhau cần thay đổi những đặc điểm sản phẩm hoặc các chính sách phân phối hoặc dịch vụ bảo hành ở các nước cũng khác nhau.
c) Chiến lược phân phối:
Đối với chính sách phân phối cho sản phẩm xuất khẩu, ta cần xác định quan điểm
về kênh phân phối giữa sản phẩm mình sản xuất ra đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện cầu nối giữa người bán và người tiêu dùng cuối cùng.
Tại cầu nối đầu tiên, đại bản doanh của nhà xuất khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu hay bộ phận Marketing cho sản phẩm xuất khẩu phải quyết định các kênh phân phối và các chiến lược Marketing Mix. Cầu nối thứ hai là các kênh giữa các quốc gia, đưa sản phẩm đến biên giới nước ngồi, địi hỏi quyết định người trung gian (đại lý, nhà phân phối, công ty thương mại…) và phương thức vận chuyển cũng như các thỏa thuận về tài trợ và rủi ro. Cầu nối thứ ba là các kênh phân phố ở nước ngoài. Đây là các kênh đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Những kênh phân phối này có thể làm cho giá tăng lên rất nhiều, do đó việc lựa
chọn kênh phân phối tối ưu là một trong những chiến lược Marketing rất quan trọng
đối với sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế thì các cầu nối này có thể bị lược
bớt tuỳ thuộc vào phương thức phân phối xuất khẩu của công ty là trực tiếp hay gián tiếp đã được đề cập ở trên.