Thương vụ mua lại của các NHTMCP Việt Nam 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 44 - 51)

STT Bên mua Bên bán Tổ chức sau mua lại Thời gian

1 HDBank Công ty TNHH MTV tài chính Việt – Societe Generale (SGVF) Cơng ty tài chính TNHH MTV NH TMCP Phát triển TP.HCM (công ty con thuộc HDBank) 10/2013 2 VPBank Cơng ty TNHH MTV tài chính Than khống sản Việt Nam (CMF) Cơng ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (Công ty con thuộc VPbank) 6/2014 3 Techcombank Cơng ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam (VCFC) Cơng ty Tài chính TNHH MTV Kỹ Thương (Công ty con thuộc Techcombank)

6/2015 4 Maritime Bank Cơng ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam (TFC) Cơng ty Tài chính TNHH MTV NH TMCP Hàng hải Việt Nam (Công ty con thuộc Maritime Bank)

7/2015

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Như những giai đoạn trước, giai đoạn này vẫn có các thương vụ đầu tư mua cổ phần số lượng lớn, nhưng chưa đủ để thơn tính ngân hàng. Với sự tham gia của một số quỹ đầu tư và các ngân hàng nước ngoài, một số ngân hàng Việt Nam đã thực hiện

thành công việc mua bán cổ phần của mình, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ, điển hình như:

- Vietcombank bán cho Mizuho 15% vốn trên số cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành, tương đương 567,3 triệu USD (11.800 tỉ đồng).

- Cơng ty tài chính quốc tế IFC mua 10% cổ phần VietinBank với tổng giá trị lên tới 182 triệu USD năm 2011 là thương vụ tiêu biểu đánh dấu hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam. Năm 2012, VietinBank tiếp tục bán 20% cổ phần chiến lược cho Ngân hàng BTMU với trị giá 743 triệu USD, đây được xem là giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng.

- Commonwealth Bank of Australia mua thêm 25 triệu cổ phần của VIB với giá lên tới 45.000 đồng/cổ phần, tăng tỷ lệ nắm giữ từ 15% lên 20%.

Ngồi ra, cịn các thương vụ M&A tiêu biểu khác như giữa Standard Chartered và NH TMCP Á Châu, OCBC và VPBank, Deutsche Bank và Habubank, Ngân hàng Singapore (UOB) và NH TMCP Phương Nam (PNB) hay Maybank và ABBank,...

Nguyên nhân khiến hoạt động M&A Ngân hàng luôn là một trong những ngành sôi động nhất trong những năm trở lại đây:

Thứ nhất, trong thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam “bùng nổ” về số lượng (bảng 3.1). Năm 2010 riêng hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có 2 ngân hàng thương mại đã cổ phần hóa là Vietcombank và VietinBank; 37 NH TMCP, trong đó có 13 ngân hàng thương mại chuyển đổi từ mơ hình nơng thơn lên thành thị; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng. Thị trường xuất hiện nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng, buộc các ngân hàng này phải sáp nhật với nhau để có chỗ đứng vững chắc trong thị trường ngành ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt.

Thứ hai, một số ngân hàng nhỏ lâm vào tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, nợ xấu tăng cao, vượt quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe dọa đến an toàn hệ thống. M&A tại thời điểm này là phương án tối ưu cho các ngân hàng nhỏ thốt khỏi tình hình khó khăn do tính thanh khoản thấp và hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Những ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, NHNN kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, điều chỉnh và khắc phục hậu quả q trình phát triển nóng của tín dụng. Đồng thời, ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ và đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động M&A. Cụ thể:

- Ngày 11/2/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động M&A.

- Ngày 18/10/2011, NHNN đã thông tin về quan điểm và định hướng triển khai chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mà Trung ương Đảng đưa ra. NHNN đưa ra bốn quan điểm và nguyên tắc cơ bản đối với quá trình tái cơ cấu này. Trong đó, quan điểm thứ 3 về việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan.

- Ngày 3/1/2014, Chính phủ ban hành nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, tăng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với việc mua cổ phần của ngân hàng thương mại tại Việt Nam lên 30%. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an tồn hệ thống TCTD, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước

ngoài. Đây được xem là động thái “mở đường” cho đối tác nước ngoài vào hoạt động M&A và cơ cấu lại các ngân hàng trong nước.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, M&A là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối... Với những hậu thuẫn này của NHNN, chắc chắn hoạt động M&A ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ.

3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam TMCP Việt Nam

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP nói chung sẽ khái qt tình hình hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng, từ đó so sánh sự khác biệt giữa một số NH TMCP có M&A tiêu biểu với tồn ngành.

3.3.1. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu giai đoạn 2010 – 2012 tăng mạnh và kỉ lục lên tới 4,08% vào năm 2012 và sau đó bắt đầu ổn định lại. Năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với nền kinh tế tài chính thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Nếu như kinh tế thế giới bị ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ cơng châu Âu, suy thối kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi, các bất ổn chính trị của nhiều khu vực… thì Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Theo báo cáo từ cơng ty cổ phần chứng khốn Bảo Việt, nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm ngân hàng chưa niêm yết. Nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trong giai đoạn này chiếm từ 24 – 27% nợ xấu của tồn hệ thống, nhóm ngân hàng chưa niêm yết chiếm 73 – 76%.

Từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012, nhằm thực hiện đề án 254, NHNN đã nhận diện được các TCTD yếu kém nhất cần có biện pháp cơ cấu, chỉ đạo các TCTD xây

dựng phương án tái cơ cấu phù hợp, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai. Đối với các ngân hàng yếu kém khơng có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc khơng thực hiện thành công phương án cơ cấu lại được phê duyệt, NHNN đã tiến hành mua lại bắt buộc 3 ngân hàng với giá 0 đồng. Đến nay, NHNN đã giảm 17 TCTD, kiểm soát và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, đảm bảo ổn định, an tồn hệ thống; khơng để đổ vỡ, khủng hoảng ngân hàng.

Hình 3. 2: Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giai đoạn 2010 – 2015

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngày 31/05/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 843/QĐ-TTg về Đề án dựng Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” (VAMC). Từ sau khi thành lập, VAMC đã phát huy rõ vai trị là cơng cụ quan trọng xử lý nợ xấu, cải thiện thanh khoản cho các TCTD, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng ngân hàng, phối hợp chặt chẽ cùng NHNN để giảm tỷ lệ nợ xấu.

Cuối năm 2015, nợ xấu toàn hệ thống về lại mức 2,55%, hoàn thành mục tiêu đưa nợ xấu xuống dưới mức 3%. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần quan trọng khơi thơng nguồn vốn, cải thiện tăng trưởng tín dụng và kinh tế một cách vững chắc.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của Sacombank – ngân hàng vừa nhận sáp nhập với NH TMCP Phương Nam vào tháng 10/2015 – với toàn ngành. Sau sáp nhập, Sacombank phải gánh chịu và xử lý con số nợ xấu khổng lồ từ ngân hàng đối tác. Tỷ lệ nợ xấu Sacombank năm 2014 chỉ bằng 1,19% nhưng đến cuối năm 2015, tỷ lệ này cao hơn so với năm trước 55,5%, (đạt 1,85% tương đương 3.448 tỷ đồng, trong đó riêng nợ có khả năng mất vốn tăng gấp ba so với cuối năm 2014) (Thời báo today, 2016). Trong khi nợ xấu của tồn ngành đang giảm từ 3,25% xuống 2,55% thì nợ xấu của Sacombank lại tăng khiến ngân hàng phải dành lợi nhuận để trích lập dự phịng rủi ro, làm giảm lợi nhuận trước thuế, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tình trạng nợ xấu cũng khơng hề khả quan hơn với SHB sau M&A. Trước sáp nhập, nợ xấu SHB chỉ 2,67%. Sau M&A, nợ xấu đột biến lên tới 8,52%. Đó là do SHB phải "ôm" thêm khối nợ xấu rất lớn và lỗ lũy kế vài nghìn tỷ từ Habubank chuyển sang. Các chỉ số tài chính của SHB bị ảnh hưởng rõ rệt, nhất là lợi nhuận lao dốc, chạm "đáy" ở mức 26 tỷ đồng (Trí Thức Trẻ, 2016).

3.3.2. Khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP

Các chỉ tiêu ROA, ROE và NIM được xem là các chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bằng việc đánh giá các chỉ tiêu này trong giai đoạn vừa qua sẽ thấy được tình hình chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP như thế nào.

Như đã phân tích, trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, do vậy, tại năm 2012, khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cũng sụt giảm nghiêm trọng. Quan sát trên biểu đồ có thể thấy ROE và ROA sụt giảm mạnh, thể hiện rõ hơn ở ROE. ROE từ 11,86% năm 2011 chỉ còn 6,55% năm 2012 (giảm gần 45%). Tương tự, ROA năm 2012 cũng giảm gần 30% so với năm 2011 (năm 2011 ROA đạt 1,09%, năm 2012 chỉ cịn 0,79%. Kết quả này phản ánh chính xác thực tế khi kể từ năm 2011, ngành ngân hàng bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Hình 3. 3: Khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguồn: NHNN, báo cáo ngành ngân hàng VCBS 2016

So sánh dữ liệu thu thập được và từ hình 3.2 và hình 3.3, trên thực tế từ lúc có kết quả tổng kết nợ xấu đến khi nợ xấu tác động mạnh vào các chỉ số khả năng sinh lợi của ngân hàng có độ trễ nhất định về thời gian. Nếu như nợ xấu đã bắt đầu tăng cao liên tục từ 2010 và đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2012 (4,08%), thì chỉ số NIM năm 2011 vẫn tăng từ 2,9% (năm 2010) lên 3,5% (năm 2011), sau đó mới giảm xuống 3,2% (năm 2012). Trong khi đó, năm 2011, chỉ số ROA và ROE chỉ giảm nhẹ, đến năm 2012 mới có sự giảm đột biến ở hai chỉ số này.

Bên cạnh đó, có thể thấy giữa hai chỉ tiêu ROA và ROE ban đầu có chênh lệch lớn về giá trị nhưng sau đó giảm dần (hình 3.3). Mức chênh lệch cao nhất ở thời điểm năm 2010 (chênh lệch đến 13,27%), mức chênh lệch thấp nhất là vào năm 2014 (chênh lệch 4,2%). Điều này thể hiện mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của các ngân hàng. Các ngân hàng đã thực hiện huy động vốn bằng cách vay nợ hoặc huy động tiền gửi của khách hàng với tỷ trọng lớn so với vốn chủ sở hữu. Điều này có thể gây ra rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, giá trị ROA vẫn đang lớn hơn 0, chứng tỏ các ngân hàng đang sử dụng đòn bẩy tài chính một cách

có hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2014 và năm 2015, ROA của ngành đạt 0,4% (tức là đang xuống gần mức 0), các ngân hàng không nên quá mạo hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn tái cơ cấu và ngành ngân hàng vẫn đang có những thay đổi lớn.

Năm 2015, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng với tỷ lệ tăng trưởng cao ngất ngưởng. Điều này cũng giúp tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của nhiều ngân hàng tăng lên so với năm trước và cao hơn bình quân ngành. Hoạt động xử lý nợ xấu cũng được tăng cường giúp kéo giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2015. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ NIM của tồn hệ thống ngân hàng trong năm 2015 đạt 2.74%, tăng nhẹ so với mức 2.7% của năm 2014 (năm 2013 là 2.8%).

So sánh các chỉ số này tại giai đoạn 2012 – 2013 với trường hợp M&A điển hình là SHB (sáp nhập năm 2012) tại bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)