Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 25 - 30)

2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

hàng thương mại

2.2.3.1. Yếu tố chủ quan

Năng lực quản trị: Các NHTM là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, do vậy hoạt động quản trị ngân hàng không những tác động đến giá trị của ngân hàng và giá vốn của họ mà còn tác động đến giá vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình mà họ cho vay vốn. Công tác tổ chức và quản trị tại ngân hàng sẽ tác động trực tiếp khơng chỉ đến giá trị của ngân hàng mà cịn tới vị thế và uy tín của ngân hàng. Một cách tổng

quát, công tác quản trị tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trước biến động của nền kinh tế. Không những thế, hoạt động của ngân hàng tác động đến sản lượng của nền kinh tế bởi lẽ các ngân hàng huy động và phân bổ tiết kiệm của xã hội. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, khi các ngân hàng là nguồn tài chính bên ngồi rất lớn của doanh nghiệp, quản trị tốt sẽ góp phần thúc đẩy quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp mà họ cho vay.

Nhà quản trị, đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao sẽ đề ra chiến lược kinh doanh và chiến lược này chính là nhân tố quyết định sự thành – bại của ngân hàng. Bằng phẩm chất, tài năng và trình độ chuyên mơn của mình, họ là những người định ra hướng đi đúng đắn cho chính ngân hàng đó. Do vậy mà ở các ngân hàng kinh doanh tốt, đội ngũ quản trị cũng có thu nhập tương xứng với năng lực của họ.

Trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên ngân hàng: cán bộ nhân viên là lực lượng lao động chính trực tiếp tạo ra thành quả của ngân hàng. Họ là người thực hiện và thao tác kế hoạch của nhà quản trị. Nếu một kế hoạch quản trị tốt nhưng thiếu người thực hiện tốt thì hoạt động của ngân hàng khơng thể đạt hiệu quả tốt.

Quy mô vốn chủ sở hữu: Các kế hoạch của ngân hàng đề ra phụ thuộc lớn vào quy mô vốn chủ sở hữu. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn chủ động hơn trong quá trình kinh doanh, tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển và hạn chế rủi ro khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Quy mô tài sản: Tổng vốn huy động hay tổng tài sản phản ánh vị thế, năng lực sức mạnh của ngân hàng trên thị trường. Có quy mơ tài sản lớn là lợi thế kinh doanh của ngân hàng và có cơ hội gia tăng lợi nhuận nhiều hơn so với ngân hàng khác. Nhờ đó mà tạo dựng được thương hiệu, uy tín của ngân hàng và cũng là điểm thuận lợi để tham gia vào các dự án lớn.

Uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường: Thương hiệu tạo nên giá trị vơ hình và góp phần tạo nên giá trị hữu hình cho bất kì doanh nghiệp nào. Trong

những yếu tố quan trọng quyết định tới sự lựa chọn của khách hàng và đối tác đối với một ngân hàng, thì vấn đề uy tín được đặt lên hàng đầu.

Trình độ kỹ thuật cơng nghệ: Trình độ cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến cho phép ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, giảm thời gian hoạt động nhưng năng suất lao động tăng cao, hạ giá thành sản phẩm…, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay vốn, tăng lợi nhuận đảm bảo quá trình tái sản xuất kinh doanh mở rộng ngân hàng. Với trình độ cơng nghệ thấp ngân hàng khơng những bị giảm khả năng cạnh tranh mà còn giảm lợi nhuận, kết quả kinh doanh thấp, kìm hãm sự phát triển.

Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Đối với lĩnh vực tài chính, việc nắm bắt và cân xứng thơng tin là điều cực kỳ quan trọng. Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin và tiếp cận internet, việc nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy là yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng.

Việc định giá ngân hàng: Đây được xem là hoạt động quyết định sự thành công của thương vụ M&A. Khi định giá chính xác, bên đi mua hay bên nhận sáp nhập mới có thơng tin chuẩn trong việc ra quyết định M&A, thông tin này đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp tới quyết định M&A và kết quả của hoạt động M&A sau này. Nếu định giá cao quá so với giá trị thực tế nhận được, bên chủ động M&A có thể nhanh chóng đưa ra quyết định M&A và sau đó sẽ phải khắc phục những hệ quả do sự chênh lệch với giá trị thực tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A. Ngược lại, nếu định giá quá thấp so với giá trị thực tế nhận được, bên chủ động M&A dễ bỏ sót những đối tượng tốt cho hoạt động M&A, hoặc không khai thác được hết giá trị và thế mạnh tổ chức sau M&A.

Việc lựa chọn đối tác ngân hàng nhận sáp nhập (hoặc ngân hàng được mua lại): Chứa đựng nhiều yếu tố có ảnh hưởng dài hạn hay ngắn hạn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng sẽ tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A với thời gian tương ứng. Lựa chọn đối tác sau M&A mở ra các cơ hội, và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A chỉ nằm

trong các cơ hội này. Do vậy hoạt động lựa chọn đối tác đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng trước M&A cũng như ngân hàng sau M&A, là cơ sở tạo đà thúc đẩy hay kìm hãm mức độ gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A.

Thời điểm thực hiện M&A ngân hàng: Sớm thực hiện M&A đồng nghĩa ngân hàng sau M&A sớm tiếp cận được với các điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình phát triển mà trước M&A chưa thể tiếp cận được, ngân hàng càng có nhiều thời gian để điều chỉnh lại các hoạt động kinh doanh một cách phù hợp nhằm khai thác ưu thế, hạn chế khuyết điểm, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tài sản. Nhưng như vậy cũng có nghĩa ngân hàng có thể chưa đủ thời gian để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các tác động tốt – xấu từ M&A đối với ngân hàng. Thực hiện M&A quá sớm khi chưa cần thiết sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động, giảm tỷ lệ tăng trưởng, tăng nguy cơ nợ xấu,… Lựa chọn M&A đúng thời điểm sẽ giúp ngân hàng bắt được các cơ hội để tăng trưởng vượt trội và vững mạnh.

2.2.3.2. Yếu tố khách quan

Pháp luật – chính trị: Hệ thống pháp luật – chính trị hồn thiện giúp ngân hàng có định hướng lâu dài và chiến lược phát triển phù hợp. Ngồi ra, nó cịn tác động đến một số chi phí của ngân hàng như chi phí lưu thơng, vận chuyển, thuế, đặc biệt là các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cịn bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho. Ngoài ra, luật pháp cịn là cơng cụ điều chỉnh hoạt động M&A trong ngân hàng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định M&A, quyết định sự thành cơng của các thương vụ này từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng ngân hàng tham gia M&A và định ra hướng đi đúng đắn cho các ngân hàng sau M&A. Nếu chính sách pháp luật cịn hạn chế hoạt động M&A thì số lượng M&A sẽ ít hơn (ví dụ hạn chế đối tác nước ngồi tham gia, cơ hội lựa chọn đối tác tốt ít hơn) dẫn đến hiệu quả hoạt động của NHTM sau M&A không đạt được như kỳ vọng.

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Trước, trong và sau quá trình M&A, doanh nghiệp phải mất một thời gian để thay đổi và hoàn thiện các chiến lược. Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ khiến doanh nghiệp sau M&A càng gặp nhiều khó khăn.

Thị trường: bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra của ngân hàng, quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của ngân hàng. Đối với thị trường đầu vào, nếu đứng trên quan điểm ngân hàng là các tổ chức tài chính trung gian, thì nó là các khoản tiền gửi của ngân hàng, các hình thức huy động vốn khác, các tài sản mua sắm. Còn thị trường đầu ra là các khoản cho vay, các dịch vụ tài chính cung ứng cho khách hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP: GDP có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tài chính ngân hàng nói chung, M&A ngân hàng hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A nói riêng. Bởi chỉ số này cho thấy mức độ gia tăng các giá trị sản phẩm mà khu vực làm được so với trước đây. Nếu chỉ số này cao thể hiện mức tăng trưởng kinh tế tốt, sẽ tác động tích cực tới tồn ngành ngân hàng và tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sau M&A và ngược lại.

Tăng trưởng tín dụng: Chỉ số tăng trưởng tín dụng phản ánh mức độ tăng trưởng của quy mơ tín dụng ở hai năm liên tiếp. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng trong năm có theo xu hướng gia tăng hay giảm đi. Hoạt động tín dụng lại cho biết thị trường có tích cực tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất hay không. Trong các hoạt động đầu tư kinh doanh, có hoạt động đặc biệt đó là M&A trong ngân hàng. Do vậy, có thể thấy tăng trưởng tín dụng và hoạt động M&A ngân hàng tác động qua lại lẫn nhau. Không những thế, tăng trưởng tín dụng sẽ tác động phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ngân hàng sau M&A nói riêng. Tăng trưởng tín dụng q cao sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều nợ xấu. Cịn tăng trưởng tín dụng quá thấp lại phản ánh xu hướng kinh tế trì trệ, các cá nhân và doanh nghiệp ngại vay vốn đầu tư, đầu ra của ngân hàng không nhiều, do vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không được khai thác triệt để.

Tập quán và mức thu nhập bình quân: Nắm được những đặc trưng riêng về văn hóa tiêu dùng và thói quen của người dân, ngân hàng sẽ bổ sung các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thu nhập và đáp ứng với từng vùng miền. Từ đó, ngân hàng có thể tìm ra hướng tiếp cận kinh doanh mới, bổ sung những điều kiện sẵn có và phát triển những giải pháp mới có lợi cho hoạt động kinh doanh.

Cơ sở vật chất, hạ tầng, vị trí địa lý: Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng nơi ngân hàng làm nơi giao dịch cũng là yếu tố tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh. Nếu khu vực này có dân cư đơng đúc, trình độ dân trí cao, giao thơng thuận lợi,… sẽ tạo nhiều điều kiện để tiếp cận khách hàng, mở rộng quy mô, giảm chi phí giao dịch, vận chuyển, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất vào bảo trì của các doanh nghiệp kinh doanh một số mặt hàng như nông, lâm, thủy sản, mặt hàng giày dép, may mặc…. Nếu khí hậu, thời tiết khơng ổn định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ của ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)