Năm Chỉ tiêu NIM ROA ROE
2012 Toàn ngành 3,20% 0,79% 6,55% SHB 2,30% 0,00% 0,30% 2013 Toàn ngành 2,80% 0,60% 6,40% SHB 1,80% 0,70% 8,60%
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng VCBS 2016, Báo cáo tài chính SHB
Năm 2013, sau hơn một năm tham gia M&A, chỉ số ROA và ROE của SHB có sự gia tăng vượt trội, và cũng thể hiện được sự tích hơn hơn so với tồn ngành. Rõ ràng SHB hoạt động tốt hơn sau khi tăng quy mô của ngân hàng bằng cách sáp nhập. Bên cạnh đó NIM của ngân hàng lại suy giảm vào 2013 và cũng thấp hơn toàn ngành trong giai đoạn này. Điều này thể hiện ngân hàng chưa sử dụng một cách tốt nhất các tài sản sinh lãi của mình trong giai đoạn sau M&A.
3.3.3. Tỷ lệ an tồn vốn – Tăng trưởng tín dụng – Tăng trưởng huy động vốn
Hình 3. 4: Tăng trưởng tín dụng – Tăng trưởng huy động vốn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Từ 2009, với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Cũng trong năm này chính phủ áp dụng gói kích cầu cho nền kinh tế gồm hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế giá trị gia tăng VAT, miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng và kích đầu tư… Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng từ 2009 – 2010 tăng mạnh (Nguyễn Minh Phong, 2009). Sau giai đoạn này, việc nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng, làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh, từ 31,19% năm 2010 xuống chỉ cịn 8,8% năm 2012 (hình 3.4), thấp nhất trong cả thời kỳ. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn cũng ảnh hưởng đến mức thanh khoản của các ngân hàng. Tại năm 2011 và 2015, tăng trưởng tín dụng lớn hơn
tăng trưởng huy động vốn, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, uy tín thấp.