Quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 36 - 38)

Bằng việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các NH TMCP Việt Nam nói riêng, thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP Việt Nam qua các giai đoạn. Qua đó, đánh giá các chỉ số tài chính quan trọng thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2015.

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng TMCP Việt Nam Nam

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng hoạt động thơng qua ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 06/05/1951 với nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc, phát hành tiền mới. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng

5/1990, hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính, chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; Các ngân hàng thương mại và TCTD kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.

Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003). Đặc biệt giai đoạn 2010 – 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung có nhiều biến động. Sự ra đời của luật các Tổ chức tín dụng 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013) giúp điều tiết và định hướng các hoạt động của ngành, hạn chế rủi ro. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, bắt buộc các NH TMCP phải thực hiện tái cơ cấu. Nhiều ngân hàng được sáp nhập, hợp nhất với nhau trong giai đoạn này, số lượng các ngân hàng thương mại giảm xuống.

Năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng, kết thúc thực hiện đề án 254, theo đó các TCTD tiếp tục có sự biến động thơng qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các TCTD với nhau và việc NHNN kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém. Theo số liệu của NHNN, đến cuối năm 2015, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam gồm 4 ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, 3 ngân hàng được nhà nước mua lại, 28 NH TMCP, 2 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 3 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bảng 3. 1: Cơ cấu các loại hình ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

STT Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Ngân hàng thương mại nhà nước 5 5 5 5 5 7(*)

2 Ngân hàng TMCP 37 35 34 33 33 28

3 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 5

4 Ngân hàng liên doanh 5 4 4 4 4 3

5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48 50 49 53 47 50

Nguồn: NHNN

(*) Bao gồm 3 ngân hàng TMCP được nhà nước mua lại giá 0 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)