Hiệu quả kỹ thuật – Hiệu quả kỹ thuật thuần túy – Hiệu quả quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 64 - 66)

Năm TE trung bình Số NH đạt hiệu quả PE trung bình Số NH đạt hiệu quả SE trung bình Số NH đạt hiệu quả 2010 0,960 9 0,988 12 0,974 10 2011 0,996 10 1,000 12 0,999 11 2012 0,985 11 0,999 12 0,989 11 2013 0,983 12 0,994 13 0,999 13 2014 0,952 8 0,991 13 0,989 11 2015 0,931 8 0,984 13 0,970 11 Trung bình 0,968 0,993 0,987

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm VDEA 2.0

Chú thích:

TE: Hiệu quả kỹ thuật theo mơ hình CRS DEA

PE: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy theo mơ hình VRS DEA SE: Hiệu quả quy mơ

Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2015 đạt 96,8%; tức là để tạo ra mức sản lượng đầu ra như nhau, các ngân hàng sử dụng 96,8% lượng đầu vào. Nói cách khác, các ngân hàng đang lãng phí khoảng 3,2% lượng đầu vào của mình. Đây là con số có thể xem là khá nhỏ, chứng minh được sau

khi thực hiện quá trình M&A, các ngân hàng ngày càng tăng khả năng sử dụng hiệu quả các giá trị đầu vào của mình. Maritime Bank có hiệu quả kỹ thuật giảm dần và thấp nhất trong các ngân hàng nghiên cứu (trung bình chỉ đạt 85,1%, năm 2015 chỉ đạt 73,4% - phụ lục 01). Đây cũng là một trong những lý do khiến Maritime Bank quyết định M&A. Cũng theo kết quả bảng 4.2, PE trung bình tồn giai đoạn lớn hơn SE trung bình, có nghĩa là hiệu quả kỹ thuật thuần túy không hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự không hiệu quả của các ngân hàng hơn là do sự không hiệu quả về quy mơ.

Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng ở cả hai mơ hình CRS DEA và VRS DEA đều tăng trong hai năm đầu (2010 – 2011), nhưng lại giảm dần đến 2015. Chứng tỏ trong giai đoạn này, các ngân hàng này có hiệu quả hoạt động tốt. Kết quả này là phù hợp với các chỉ số tài chính như NIM, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu… đã được phân tích trong phần thực trạng tồn ngành ở chương 3. Cũng từ kết quả phân tích thực trạng này, do sự tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2012 cũng như các yếu tố chủ quan khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của các ngân hàng. Điều này là phù hợp với kết quả có được từ năm 2012 trở đi trong bảng 4.2.

Tại mỗi năm, số ngân hàng đạt hiệu quả theo quy mô CRS khá cao, thấp nhất là năm 2010 đạt 76,9%, cao nhất lên đến 92,9% (năm 2013), trong đó có 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật toàn giai đoạn là PVcomBank, SacomBank, Vietcombank, Techcombank (phụ lục 01). Lý giải cho điều này có thể là do các ngân hàng trong mẫu là ngân hàng bên nhận sáp nhập/ bên mua lại hoặc chủ động bán cổ phần cho các tổ chức tài chính nước ngồi để huy động được nguồn lực tài chính và hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật.

Theo kết quả từ bảng 4.3, các NH TMCP đã tham gia M&A được chia thành bốn nhóm:

Nhóm thứ nhất là các ngân hàng đạt hiệu quả theo quy mô trước, trong và sau M&A (LietVietPostBank, PVcomBank, SCB, SHB, Vietcombank, VietinBank,

Techcombank, ABBank). Những lý do giúp giải thích cho kết quả này có thể là do các ngân hàng này chủ động trong việc lựa chọn đối tác M&A; quá trình M&A được chuẩn bị kỹ lưỡng, có đề án chi tiết, rõ ràng, độ chính xác cao; năng lực đội ngũ quản lý cao; kiểm sốt tốt các hoạt động tạo dựng uy tín và giá trị thương hiệu sau M&A; tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngay trước, trong, và sau quá trình M&A…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam sau ma thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)