viên kế toán, hơn nữa tăng thêm sự chính xác, rõ ràng của thông tin kế toán và xử lý sổ sách, chứng từ. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhân viên kế toán chú trọng vào công tác xử lý thông tin quản trị, tham mưu đề xuất mang tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.
Phân công lao động tại phòng kế toán:
Như đã nêu ở chương 1 thì trong bộ máy kế toán của công ty chưa có một kế toán tổng hợp nên kế toán trưởng vẫn còn kiêm nhiệm quá nhiều công việc như các phần hành TSCĐ, chi phí, tổng hợp số liệu và làm các công việc khác. Điều đó ít nhiều làm hạn chế đối với công tác tham mưu phân tích đề xuất biện pháp cho ban giám đốc nên cần giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán trường bằng cách có riêng một kế toán tổng hợp phụ trách phần tổng hợp số liệu và lập báo cáo.
Kế toán tổng hợp mới được bổ nhiệm sẽ đảm nhiệm những công việc sau:
Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các chứng từ kế toán, đảm bảo hạch toán chính xác. Mọi hạch toán đều phải thông qua kế toán tổng hợp lên báo cáo biểu của Bộ Tài Chính.
Kịp thời kiểm tra số liệu trước khi quyết toán phân tích hoạt động tài chính.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền vốn trong doanh nghiệp, có các biện pháp cần thiết để giải quyết các tài sản bị thiếu hụt, mất mát sau khi kiểm kê.
Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh số lượng, giá trị, các loại vật tư, công cụ dụng cụ hiện có trong kho và tình hình nhập, xuất kho thực tế, đồng thời tham gia kiểm kê đánh giá lại công cụ dụng cụ hiện có ở trong kho. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại thiết bị và TSCĐ hàng tháng lên bảng kê chi tiết các tài khoản để theo dõi tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng và việc sử dụng TSCĐ trên sổ chi tiết và tính khấu hao TSCĐ.
Ngoài ra còn phải làm nhiệm vụ kế toán giá thành, tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ theo từng chi phí.
Việc bổ nhiệm thêm một kế toán tổng hợp giúp cho kế toán trưởng giảm bớt được số lượng công việc từ đó nâng cao hiệu quả công việc tham mưu cho Giám đốc trong việc nghiên cứu cải tiến sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh, đưa ra các chiến lược hoạch định phát triển và củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
Bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực