2. Đất phèn hoạt động Sj
2.3.4 Lân trong đất phèn
Lân trong đất phèn có nhiều dạng: lân hữu cơ và lân vơ cơ hoặc lân đang hịa tan. Lân hữu cơ là lân liên kết với chất hữu cơ. Nó là hợp chất lân trong thân thể vi sinh vật ở rễ cây, những chất hữu cơ trung gian đang phân giải và mùn. Hầu như đất phèn có hàm lượng lân tổng số rất thấp chỉ trong khoảng 0,01-0,05%. Những nơi đất phèn ít và phèn nhiễm mặn có độ pH cao sẽ có lượng lân tổng cao hơn, có khi đạt đến 0,1% trọng lượng đất khơ. Tuy nhiên, đất phèn lân dễ tiêu rất thấp chỉ có vệt hoặc vài chục phần nghìn. Trên đất phèn nghèo lân do pH đất thấp, độ hịa tan và tái tạo của lân yếu. Vì vậy, cần bón thêm phân lân cho đất phèn nhằm giúp cây đáp ứng dinh dưỡng, phát triển và tăng năng suất (Bá, 2009). Mặc dù lân tổng số có rất nhiều trong thạch quyển, nhưng lân hữu dụng thường có giới hạn cho sinh trưởng của cây trồng (Abel et al., 2002) và P trong thực vật có tính di động cao. Chu trình của lân rất có ý nghĩa cho sự sinh trưởng thực vật, đặc biệt trong điều kiện stress (Marschner, 1995).
Lân thường rất ít bị mất trong dung dịch đất, nhưng thiếu lân thường xuất hiện ở nhiều đất canh tác trên thế giới; lân là nguyên tố dinh dưỡng chính trong sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng (Buresh et al., 1997). Kết quả nghiên cứu trên nhiều loại cây trồng có khả năng tăng chuyển hóa lân trong đất và giúp cây hấp thu lân dễ dàng bởi phóng thích anion hữu cơ từ rễ cây trồng (Barber, 1995; Föhse et al., 1991; Marschner, 1995; Tinker and Nye, 2000).
Một đặc điểm quan trọng của chất lân trong đất là hàm lượng lân dễ tiêu hiện diện trong đất phèn rất thấp do chúng dễ bị cố định dưới dạng các hợp chất khó hịa tan
18
(Gương và ctv., 1994). Đặc tính cố định P của đất tùy thuộc vào pH, hàm lượng Fe, Al, chất hữu cơ, thành phần khống và trạng thái oxy hóa khử của đất, trong điều kiện đất ở trạng thái oxy hóa cố định nhiều lân hơn đất ở điều kiện khử, do lượng nhơm trong đất cao hơn. Theo Tính (1999) sự kìm giữ lân bởi các thành phần khoáng của đất phèn thường là kết quả từ phản ứng của ion phosphate với sắt, nhơm và có thể với khống sét silicate.
Theo Krairapanond et al. (1993) đã nghiên cứu sự hấp phụ của P trên đất phèn qua q trình oxy hóa đất tại Thái Lan bằng cách có kiểm sốt pH ở các mức (4,0; 5,0; và 6.0). Trong điều kiện pH=4,0 lân bị hấp phụ cao hơn và khác biệt rõ so với pH=5,0 và 6,0. Đất phèn hoạt động hấp phụ lân cao hơn đất phèn tiềm tàng, các oxít sắt hấp phụ lân cao hơn các oxít nhơm. Lân trong đất sẽ bị cố định bởi các oxít và hydro xít kim loại ở điều kiện pH<4,5, khi pH tăng lên 4,6 cho thấy hàm lượng lân hòa tan tăng lên (Lin, 2002). Trong đất chua, hàm lượng các ion Fe, Al và Mn cao, chúng phản ứng nhanh chóng với ion H2PO4- tạo thành hợp chất lân khơng hịa tan (Gương và ctv., 1994; Tính, 1999).
Theo Ánh (2003) nếu đánh giá hàm lượng lân trong đất phân tích theo phương pháp Olsen, thì đất có hàm lượng P2O5<0,5 mg/100g đất, hoặc phân tích theo Bray 1 thì nếu P2O5 < 0,7 mg/100g đất là đất nghèo lân, cần phải bón thêm phân lân cho đất. Tuy nhiên theo Tấu (2006) nếu phân cấp lân dễ tiêu ở đất Việt Nam phân tích theo phương pháp Oniani thì đất có hàm lượng P2O5<5 mg/100g đất là rất cần bón lân, nếu từ hàm lượng P2O5 từ 5-10 mg/100g đất thì nên bón thêm lân. Lân dễ tiêu ở đất chua dễ bị kết tủa dưới dạng phốt phát sắt nhôm (Căn, 1985). Nhìn chung trên đất phèn giá trị lân dễ tiêu của đất thấp, nguyên nhân chính là do sự cố định lân bởi các độc tố sắt, nhôm. Vật liệu sinh phèn gây hại cho cây trồng do ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng, gây cố định lân và làm giảm sự trao đổi các ion, cation bazơ (Sen, 1988; Nedeco, 1993).
Theo Dũng và Khôi (2016) qua nghiên cứu và phân tích đất phèn ĐTM cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu đạt mức trung bình đến giàu, tại các điểm thí nghiệm Tân kiều lân dễ tiêu là 9,72 mg P2O5/kg, Thạnh Lợi 20,15 mg P2O5/kg và Hưng Thạnh là 69,63 mg P2O5/kg mặt dù trên đất phèn có sự cố định đạm bởi nhơm và sắt cao dẫn đến giảm hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, tuy nhiên vùng đất này lân dễ tiêu cao cũng có thể do tập quán của người dân bón phân cho lúa cao dẫn đến gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ngay cả trên đất phèn.