2. Đất phèn hoạt động Sj
2.4 Khả năng cung cấp dưỡng chất NPK trên đất phèn trồng lúa 1 Khả năng cung cấp N trên đất phèn trồng lúa
(a) (b) (c)
(Nguồn: Hưng, 2009)
Hình 2.4: So sánh tính chất: (a) pH; (b) Al3+ trao đổi; (c) Fe2+ hoạt động của 4 vùng đất phèn ở ĐBSCL
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc bón N, P, K và Zn làm giảm ngộ độc sắt nhưng không vượt qua ảnh hưởng của stress do sắt. Theo Sahrawat (2016) nhận định rằng có thể làm giảm ngộ độc sắt của lúa trên đất phèn bằng cách kết hợp sử dụng giống chống chịu và bón các loại dưỡng chất mà độ hữu dụng của chúng không bị ảnh hưởng bởi nồng độ cao của Fe trong dung dịch đất.
2.4 Khả năng cung cấp dưỡng chất NPK trên đất phèn trồng lúa 2.4.1 Khả năng cung cấp N trên đất phèn trồng lúa 2.4.1 Khả năng cung cấp N trên đất phèn trồng lúa
Trên đất phèn canh tác lúa lượng đạm tổng số trong đất khá cao (0,1-0,4%) có nơi rất cao (0,7%) tuy nhiên hàm lượng N dễ tiêu trên đất phèn thường nghèo, đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần N dễ tiêu (Gương, 2004). Đối với đất phèn trồng lúa hầu hết đạm được giữ trong chất hữu cơ và không trực tiếp hữu dụng cho cây trồng. Thông qua vi sinh vật sẽ biến đổi chất hữu cơ thành N vô cơ để cung cấp cho cây trồng. Đối với đạm trong đất thường khác nhau về số lượng và khả năng cung cấp cho cây trồng tồn tại dưới ba dạng gồm N hữu cơ, N amon bị khoáng sét giữ chặt và N vơ cơ hịa tan trong dung dịch đất (Hà, 2006). Theo Dũng và Khơi (2016) nghiên cứu trên nhóm đất phèn nặng trồng lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên cho thấy hàm lượng N tổng
24
số cao (0,18-0,26%), nhưng hàm lượng đạm trao đổi đạt thấp đến trung bình do sự khống hóa N trên đất phèn bị giới hạn bởi độ pH thấp. Theo Gương (2004) trung bình hàm lượng đạm trong tầng đất canh tác khoảng 0,15%. Một hecta đất có thể chứa trung bình khoảng 3,5 tấn N, hầu hết đạm trong đất nằm ở dạng đạm hữu cơ, chiếm khoảng 95% đạm tổng số. Quá trình chuyển biến N trong đất bao gồm sự khống hóa, sự bất động N, sự kìm giữ chất N và sự mất N trong đất. Hai tiến trình nối tiếp nhau là sự khống hóa và sự bất động N trong đất. Ảnh hưởng của hai tiến trình này làm tăng hoặc giảm lượng N vô cơ trong đất tùy thuộc vào tỉ lệ C/N. Theo Gương (2010) Tỷ lệ C/N tăng dẫn đến tốc độ khống hóa giảm. Thơng thường tỷ lệ C/N bằng 10 là cân đối (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000). Nếu tỷ lệ C/N cao hơn 25 sự bất động N sẽ xảy ra (Võ Thị Gương, 2004). Sự khống hóa trong điều kiện đất ngập nước thường bị giới hạn bởi lượng ôxy trong đất thấp. Đất thống khí có tốc độ khống hóa N cao hơn đất ngập nước thường xuyên (Foth et al., 1997). Đạm trong đất mất đi do một số nguyên nhân như: sự khử nitrate, do bốc hơi, do rửa trôi hoặc xói mịn. Đối với đất lúa ngập nước, sự mất N do khử nitrate là rất cao. Để phục hồi lại lượng đạm trong đất do mất đi người ta cung cấp N lại cho đất thơng qua bón phân, khả năng phục hồi lượng đạm chỉ đạt mức từ 30- 40%, đối vùng chuyên canh chỉ đạt khoảng 60-68% (Datta et al., 1983). Trong điều kiện đất lúa ngập nước hiệu quả sử dụng N thấp có liên quan đến sự bốc hơi của NH3, sự khử NO3-, sự rửa trôi, cố định và sự bất động của đạm (Savant and Datta, 1982). Sự bốc hơi NH3 trong đất lúa ngập nước là một cơ chế quan trọng gây ra sự mất N từ 5-47% lượng N cung cấp trong điều kiện ngồi đồng. Đất sét có khả năng kiềm giữ NH4+, đạm bị mất ở dạng này thường xảy ra trên các loại đất chua nhẹ (Võ Thị Gương, 2004). Theo Datta (1987) cho rằng lượng N mất đi do sự khử nitrate khoảng 28-33%. Trong điều kiện đồng ruộng, N2O và N2 bị mất đi với số lượng lớn còn tùy thuộc vào sự canh tác và điều kiện đất, thông thường khoảng từ 60-70% N bị mất ở dạng này (Võ Thị Gương, 2004).
Hiệu quả sử dụng phân đạm thường thấp do sự mất đạm dạng NH3 và N2O. Do đó, đã có nhiều nghiên cứu về các dạng urê như: ure viên nén, urê bọc lưu huỳnh, urê phối trộn các chất ngăn chặn sự nitrat hóa, urê trộn với các chất ức chế enzyme urease. Theo Edmeades (2004) chất ức chế hoạt động enzyme urease n-butyl thiophosphoric triamide (nBTPT) dùng phổ biến và rất hiệu quả (Qi et al., 2012). ĐBSCL bón phân urê-nBTPT tăng hiệu quả sử dụng đạm đến 32% và cho năng suất cao hơn 6% so bón phân urê (Chu and Le, 2007). Kết quả nghiên cứu về phân NPK viên nén (Naznin at el., 2014), cho
thấy việc bón vùi phân NPK viên nén cho hiệu quả cao ở Bangladesh. Kết quả nghiên cứu của (Cảnh, 2005; Lan và Hường, 2009) cho thấy bón phân NPK viên nén cho hiệu quả cao hơn so bón urê vãi. Ưu thế urê viên nén làm giảm sự mất đạm dạng NH3 và N2O do vùi sâu trong lòng đất 1 lần duy nhất vào đầu vụ mà có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất NPK cho cả vụ. Theo Phong (2014) kết quả nghiên cứu bón đạm dạng nBTPT và NPK bón vùi trên đất lúa cho thấy khuynh hướng tăng năng suất và hiệu quả nơng học, lượng khí NH3 bốc thốt thấp hơn bón urê thường.
25
Cây lúa là loại cây trồng có phản ứng rất nhạy với phân đạm, tuy nhiên chúng còn phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện thời tiết khí hậu và mơi trường đất nơi đó. Đối với vùng trồng lúa trọng điểm đạt năng suất rất cao là vùng đất phù sa ngọt ở ĐBSCL sử dụng một lượng lớn phân đạm hàng năm do người dân có tập quán bón phân đạm cao hơn lượng khuyến cáo sử dụng (100-120 kg N ha-1 vụ ĐX), khoảng (80-100 kg N ha-1 vụ HT). Đối với vùng đất phèn ở ĐBSCL (TGLX, TSH, ĐTM) phân đạm được khuyến cáo bón thấp hơn so với vùng phù sa (Vụ ĐX bón 80-100 kg N ha-1; HT bón 60-80 kg N ha-1). Đối với các vùng trồng lúa mùa cịn lại diện tích thấp ở ven biển từ Long An đến Cà Mau được khuyến cáo lượng đạm thấp hơn bón khoảng 30-50 kg N ha-1 (Tân, 2005).
Theo Gương (1998) trên đất phù sa canh tác lúa 03 vụ/năm ở ĐBSCL thường xuyên ở trạng thái khử nên đã làm giảm tốc độ khống hóa và phản ứng với N của cây lúa. Ngoài ra theo nghiên cứu của Vệ và ctv. (1998) đất trồng lúa 3 vụ có hàm lượng N tổng số cao hơn đất trồng lúa 2 vụ hoặc đất trồng màu, nhưng phần trăm khoáng hoá của đất trồng lúa 3 vụ kém nhất, có lẽ do đất trồng lúa 3 vụ bị ngập nước quanh năm, sự phân huỷ chậm đã tạo được sự tích luỹ chất hữu cơ, nhưng chất hữu cơ này kém chất lượng đã ảnh hưởng đến khả năng khoáng hoá N của đất trồng lúa 3 vụ.