Đặc điểm vùng Bán Đảo Cà Mau

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 54 - 55)

2. Đất phèn hoạt động Sj

2.5.3. Đặc điểm vùng Bán Đảo Cà Mau

Bán đảo Cà Mau (BĐCM) nằm ở phía Tây Nam ĐBSCL, giới hạn bởi phía Bắc là kênh Cái Sắn, phía Đơng Bắc là sơng Hậu, phía Tây Nam là biển Tây và phía Đơng là biển Đơng. Diện tích tự nhiên khoảng 16.800 km2, chiếm gần 40% diện tích ĐBSCL, gồm: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, T.p Cần Thơ và một phần của tỉnh Kiên Giang. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình trung bình 0,5-1,5 m (địa hình cao thường phân bố dọc theo các để sông, đê biển và địa hình thấp phân bố các khu vực bồn trũng U Minh, Hồng Dân). Khu vực Bán Đảo Cà Mau có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 và mùa nắng bắt đầu 11 đến tháng

37

4. Do vùng có vị trí gần biển nên lượng mưa trong năm tương đối cao khoảng 2.400 mm/năm, lượng nước bốc hơi thấp trung bình khoảng 73 mm/tháng. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,80C, nhiệt độ tối đa khoảng 36,70C và tối thiểu khoảng 15,30C. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 86% và đạt cao nhất vào tháng 8, 9 khoảng 89%. Vùng BĐCM chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông bán nhật triều khơng điều, có độ lớn thủy triều khoảng 2-2,5 m và triều Biển Tây nhật triều khơng điều, có độ lớn thủy triều khoảng 1 m.

Đặc trưng BĐCM có diện tích đất phèn lớn, chiếm khoảng 1/3 diện tích của đất phèn ĐBSCL, chúng phân bố chủ yếu tập trung ở Cà Mau và một phần ở U Minh Thượng-Kiên Giang. Ngồi ra đất phèn cịn phân bố cục bộ dạng da beo ở các vùng trũng thấp của Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn tập trung chạy dọc ven biển cả hai bờ Đông và Tây của Bán Đảo, xen kẽ với đất mặn hay bùn mặn. Theo Bá (2009) đất phèn vùng BĐCM một số phẫu diện có tầng phèn (oxy hóa) hoặc chỉ có tầng sinh phèn (khử) hoặc chỉ có một lớp mùn thực vật xuyên suốt phẫu diện. Độ pH đất của vùng trũng U Minh dao động rất lớn từ chua đến ít chua (pH=3-6). Đặc biệt, đối với vị trí đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn từ phần đất mũi chạy dài đến Gành Hào là dạng đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm mặn, lớp bùn sét dưới rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng triều suốt thời kỳ dài ở vùng này là mơi trường nước lợ thuận lợi để tích lũy vật liệu sinh phèn Pyrite (Chiểu và ctv., 1991). Theo nghiên cứu hình thái và đặc tính hóa học đất phèn tại Phước Long-Bạc Liêu của Toàn và ctv. (2016) cho thấy đây thuộc biểu loại đất phèn hoạt động có nhiễm mặn (Orthi Thionic Fluvisols, Salic). Giá trị pH của đất tầng phèn thấp dao động khoảng (pH=3,1-3,8), giá trị EC tầng mặt khá cao khoảng (EC=4,24-5,48 mS/cm). Hàm lượng nhôm trao đổi và sắt tự do tầng canh tác ở mức thấp (AL3+ = 3,9 cmol/kg; Fe3+= 0,7%).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)