2. Đất phèn hoạt động Sj
2.5.4. Đặc điểm vùng trũng Tây Nam sông Hậu
Trong vùng trũng Tây Nam Sông Hậu đất phèn chiếm một diện tích khá lớn gần 41% tổng diện tích đất tự nhiên (tổng diện tích phèn Tây Sơng Hậu chiếm khoảng 95 nghìn hecta) phân bố ở hai huyện chính là Phụng Hiệp và Long Mỹ. Địa mạo của vùng dạng đê tự nhiên ven sơng Hậu hình thành dải đất hẹp có địa hình cao và các cù lao dọc theo sông Hậu, đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình bằng phẳng, thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ (Phương Ninh). Cao trình phổ biến từ 0,6-0,8 m, có khuynh hướng thấp dần từ Tây Bắc sang Đơng Nam. Địa chất được hình thành chủ yếu qua q trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long trên nền đá cổ. Vùng nằm trong vịng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ có gió Đơng Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C khơng có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất 350C là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 là 20,30C. Mùa mưa từ tháng
38
5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92-97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trong vùng thuộc loại trung bình, khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 9 khoảng 2.500 mm. Độ ẩm trung bình năm là 82%. Vùng ảnh hưởng của hai hệ thống dịng chảy: hệ thống sơng Hậu với chế độ bán nhật triều không đều biển đông, lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch dày lớn hơn 2 km/km2, chịu tác động tương tác giữa lũ và triều; hệ thống sông Cái Lớn với chế độ nhật triều biển Tây, lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ sơng rạch trung bình thấp hơn 1,5 km/km2, chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sơng Hậu ra biển Tây. Ngồi ra, vùng Tây Nam Sơng Hậu cịn có hệ thống các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với các kênh chính là kênh Xáng Xà No, Kênh Nàng Mau, kênh Cái Côn-Quản lộ Phụng Hiệp; hệ thống các kênh song song với sông Hậu, đáng kể nhất là trục Bốn Tổng-Một Ngàn -Bún Tàu; và hệ thống các sông rạch tự nhiên chịu ảnh hưởng triều khác, khiến chế độ thuỷ văn của vùng khá phức tạp, nhất là trong mùa ngập lũ. Do địa hình vùng trũng và là nơi tiếp giáp giữa hai triều nên mùa lũ thoát nước rất chậm như (Long Mỹ, Vị Thủy).
Đặc trưng nhất vùng trũng Tây Nam Sơng Hậu gồm các nhóm đất phèn sau đây: Đất phèn hoạt động xuất hiện sâu hoặc xuất hiện nông (đất có nhiễm mặn và đất khơng nhiễm mặn); Đất phèn tiềm tàng xuất hiện sâu hoặc xuất hiện nơng (đất có nhiễm mặn và đất khơng nhiễm mặn) (Ninh và ctv., 2019). Theo Dũng và Khôi (2016) đất phèn hoạt động nặng tại Hòa An-Phụng Hiệp mơ tả chi tiết hình thái phẫu diện thơng qua việc đào tả phẫu diện. Phẫu diện đất này được phân chi tiết thành 05 tầng (Tầng mặt-Ah, tầng chuyển tiếp-AB, Tầng phèn 1-Bgj1, tầng phèn 2-Bgj2 và tầng khử Cr chứa vật liệu sinh phèn). Tầng Bgj1 và Bgj2 có đốm jarosite xuất hiện ở độ sâu (30-80 cm) thuộc đất phèn hoạt động nặng, giá trị pH H2O=3,1-3,5 và tầng Cr tầng khử chứa vật liệu sinh phèn có giá trị pH thấp (pHH2O2<2 và pHH2O =2,7). Đối với đất hoạt động trung bình (Sulfuric Tropaquept-phân loại theo USDA/Soil Taxonomy) tại Long Mỹ-Hậu Giang cho thấy pH cao hơn đất phèn nặng tại Hòa An pH H2O=4,4-5,5 và hàm lượng Al3+ nhôm trao khoảng 0,28-4,26 meq/100g. Đất phèn tiềm tàng nhẹ (Sulfidic Tropapuept-phân loại theo USDA/Soil Taxonomy) tại Vị Thắng-Hậu giang cho thấy pH dao động trong khoảng 4,2-5,1, hàm lượng nhôm trao đổi thấp từ 1,36-1,95 meq/100g.
Tiểu kết lược khảo: đã có nhiều nghiên cứu về hình thái và tính chất của đất phèn
trong nước và trên thế giới. Hầu hết các tác giả nghiên cứu đất phèn đều có cùng nhận định rằng đất phèn loại đất có nhiều sunfua chủ yếu dưới dạng pirite, khi bị oxy hóa pirite chuyển thành jarosite và giải phóng ra mơi trường đất một lượng lớn axit sunfuric làm đất bị chua hóa mạnh, ảnh hưởng đến mơi trường đất và cây trồng. Đối với hóa tính trên đất phèn, một số tác giả nghiên cứu cho rằng hàm lượng mùn và CHC trong đất phèn ở mức khá, điều này do sự rửa trôi chất mùn và CHC từ nơi cao xuống vùng trũng phèn kết hợp với xác bả thực vật tại chổ phân giải thành mùn. Thông thường khi đất
39
giàu hữu cơ và mùn sẽ giàu đạm, vì đạm là thành phần cấu tạo của CHC nên đất phèn ĐBSCL có hàm lượng đạm tổng số khá cao. Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trên đất phèn thấp, nguyên nhân do đất phèn có độ pH thấp dẫn đến tăng khả năng hoạt động của Fe, Al gây ra kết tủa lân, vì vậy cần bón lân cho đất phèn để đáp ứng nhu cầu lân cho cây trồng. Về kali, hàm lượng kali trao đổi từ trung bình đến khá nên đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL khơng có vấn đề về thiếu kali. Cho đến nay, chưa có những nghiên cứu và thơng tin về khả năng và mức độ thay đổi về hình thái và đặc tính hóa học của đất phèn theo thời gian. Giả định của đề tài cho rằng hình thái và tính chất hóa học đất của đất phèn có thể bị biến đổi. Do đó luận án đã thực hiện nghiên cứu khả năng thay đổi hình thái và các tính chất của đất phèn sau gần 20 năm canh tác.
Bên cạnh đó, phần lớn diện tích đất phèn ĐBSCL là trồng lúa, có pH thấp, độc tố Fe2+, Al3+ cao gây cố định lân làm cây khó hấp thu, là yếu tố giới hạn năng suất. Trên đất phèn mặc dù có một số khuyến cáo đề xuất bón vơi để cải thiện pH đất, nhưng xho thấy khơng có hiệu quả kinh tế. Những nghiên cứu phát triển về chất phụ gia đã đem lại hiệu quả sử dụng phân lân, đặc biệt sử dụng chất phụ gia Avail@ polymer hay gọi là hoạt chất (Dicarboxylic Acid Polymer-DCAP) bọc lên hạt phân lân dạng DAP giúp bảo vệ nguyên tố lân trong hạt phân DAP, hạn chế lân bị cố định bởi độc tố sắt, nhôm trong điều kiện pH thấp. Ở ĐBSCL (Dicarboxylic Acid Polymer) gần đây có sử dụng chất DCAP (Dicarboxylic Acid Polymer) trong nghiên cứu trên khoai lang, khoai mì và khoai mở trên đất phèn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho lúa trên đất phèn còn rất hạn chế nên luận án đã triển khai nghiên cứu trên đối tượng này.
40
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU