Khả năng cung cấp dinh dưỡng N,P, và K cho lúa từ đất

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 122 - 123)

- 10YR6/8 vàng hơi nâu

4.2.3 Khả năng cung cấp dinh dưỡng N,P, và K cho lúa từ đất

 Khả năng cung cấp N, P, và K từ đất cho lúa vụ HT

Định lượng khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất là yếu tố rất cần thiết cho việc áp dụng nguyên lý bón phân theo điểm chuyên biệt nhằm giúp xác định được lượng phân cần bón để đạt năng suất tối hảo và gia tăng tối đa hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác. Qua kết quả (Bảng 4.9) cho thấy vụ HT khả năng cung cấp đạm từ đất từ 36,9- 63,4kg N/ha, chỉ đáp ứng được khoảng 50-62% N so với tổng hút thu N của cây lúa vụ HT, với lượng đạm cung cấp từ đất thấp không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa tại 04 điểm thí nghiệm trên đất phèn, để vụ HT đạt được năng suất từ 4,28-5,98 tấn/ha (Bảng 4.3) lượng đạm cần là 73,8-116,8kg N/ha (Hình 4.21a).

Tương tự khả năng cung cấp lân và kali từ đất tại bốn điểm thí nghiệm vụ HT dao động từ (36,8-64,9kg P2O5/ha; 38,7-96,6kg K2O/ha) (Bảng 4.9) là tương đối khá, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng năng suất lúa trên đất phèn. Để lúa vụ HT đạt năng suất từ 4,28-5,98 tấn/ha (Bảng 4.3) nhu cầu dưỡng chất của lân là 48,7-76,7kg P2O5/ha và dưỡng chất kali là 97,6-107kg K2O/ha(Hình 4.21 b,c).

Bảng 4.9: Khả năng đất cung cấp dinh dưỡng N, P, và K cho lúa vụ HT và ĐX

Vụ lúa

Địa điểm

INS IPS IKS

Kg N ha-1 % so tổng hút thu Kg P2O5 ha-1 % so tổng hút thu Kg K2O ha-1 % so tổng hút thu HT Hòn Đất 45,8±2,6 62,2±10,2 36,8±2,6 75,6±15,2 96,6±6,4 99,0±8,7 Phụng Hiệp 36,9±1,3 52,1±2,6 38,0±5,7 82,1±10,4 38,7±2,1 97,2±7,8 Hồng Dân 43,1±9,9 50,1±8,4 55,0+4,7 93,7±5,1 69,0±3,0 76,3±5,7 Tháp Mười 63,4±14,2 54,3±10,7 64,9±21,0 84,6±15,3 64,0±31,1 59,8±10,3 ĐX Hòn Đất 44,6±1,8 55,1±0,4 57,8±13,5 78,85±12,8 95,9±19,6 93,8±12,8 Phụng Hiệp 77,4±3,4 67,3±12,5 67,3±5,1 93,33±5,4 63,9±13,6 75,8±11,1 Hồng Dân 74,7±11,4 59,5±6,2 71,8±8,2 77,87±2,6 109,5±18,0 88,4±39,4 Tháp Mười 89,4±10,0 64,8±9,1 59,2±15,0 83,15±27,2 122,6±17,0 82,2±20,6

Ghi chú: INS: khả năng cung cấp đạm bản địa; IPS: khả năng cung cấp lân bản địa IKS: khả năng cung cấp kali bản địa; HT: hè thu; ĐX: đông xuân

105

 Khả năng cung cấp dinh dưỡng N, P, và K từ đất cho lúa vụ ĐX

Kết quả (Bảng 4.9) cho thấy khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất vụ ĐX tương đối cao hơn so vụ HT, tuy nhiên trong vụ ĐX nhu cầu dinh dưỡng NPK của cây lúa rất cao để đáp ứng được năng suất. Khả năng cung cấp N từ đất tại 04 điểm thí nghiệm trung bình khoảng 71,5 N/ha, đáp ứng được khoảng 62% tổng hút thu N của lúa vụ ĐX. Trong đó, khả năng cung cấp đạm từ đất tại thí nghiệm Hịn đất thấp nhất chỉ có 44,6kg N/ha, và khả năng cung cấp đạm từ đất cao nhất tại Tháp Mười là 89,4kg N/ha. Khả năng cung cấp lân từ đất trong vụ ĐX tại thí nghiệm Hồng Dân là cao nhất 71,8kg P2O5/havà thấp nhất tại thí nghiệm Hịn Đất 57,8kg P2O5/ha, trung bình khả năng cung cấp lân từ đất vụ ĐX khoảng 64kg P2O5/ha, đáp ứng khoảng 83% so tổng hút thu lân của lúa vụ ĐX.

Khả năng cung cấp dưỡng chất kali từ đất vụ lúa ĐX tại điểm thí nghiệm Tháp Mười là cao nhất 122,6kg K2O/ha, và thấp nhất tại thí nghiệm Phụng Hiệp 63,9kg K2O/ha. Trung bình khả năng cung cấp kali từ đất trong vụ ĐX khoảng 98kg K2O/ha, đáp ứng được 85% nhu cầu tổng hút thu kali của cây lúa vụ ĐX.

Để vụ lúa ĐX đạt năng suất trung bình từ 7,5-8,0 tấn/halượng đạm cần cho lúa hấp thu là 80,9-135kg N ha, lượng lân cần là 72,2-97kg P2O5/havà lượng kali cần 84,4- 130kg K2O/ha(Hình 4.23 a,b,c). Theo Thúc và ctv. (2015) cho rằng vụ lúa ĐX hiệu quả sử dụng phân bón khá thấp, đối với phân đạm chỉ đạt mức 45-50% trong khi đó phân lân là 25-30% và kali khoảng 50-60%, thí nghiệm sử dụng kỹ thuật SSMN để nghiên cứu liều lượng phân N,P,K cho lúa cao sản OM4900 ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và xác định lượng dinh dưỡng N,P,K nội tại do đất cung cấp ở vụ ĐX là (65kg N + 33kg P2O5 + 115kg K2O), vụ HT (49kg N + 26kg P2O5 + 88kg K2O). Theo Long (2018) cho rằng khơng bón P hoặc bón mức 20kg P2O5/ha, đất vẫn cung cấp đủ P trong 4 vụ liên tiếp và năng suất lúa vẫn được duy trì. Tuy nhiên, những vụ sau khơng bón P, lượng P trong đất giảm, dẫn đến giảm năng suất lúa.

Nhận định chung khả năng cung cấp dưỡng chất N, P, k từ đất: Trung bình tại

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)