2. Đất phèn hoạt động Sj
2.4.3 Khả năng cung cấ pK trên đất phèn trồng lúa
Đối với kali hiện diện số lượng lớn trong hầu hết các loại đất. Hàm lượng K tổng trong đất biến động rất lớn thông thường từ 0,3 đến 2% (Mutscher, 1995). Sự biến động hàm lượng K tổng số trong đất tùy thuộc vào thành phần các loại khoáng nguyên sinh và thành phần các loại khoáng sét trong đất. Trong thành phần khống sét kali có thể chuyển dần sang dạng trao đổi rồi phóng thích vào dung dịch đất để tham gia cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, hoặc ngược lại K từ trong dung dịch đất cũng có thể bị cố định trong các mạng lưới tinh thể của khoáng sét (Yêm, 1995). Dạng K trao đổi ln ln có khuynh hướng cân bằng với K không trao đổi, K trao đổi sẽ trở thành K không trao đổi nhưng rất chậm chạp (Hưng, 2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng kali trong đất gồm có: các loại khống sét mùn, nhiệt độ, luân phiên ẩm và khô. Khống sét càng có khả năng hấp thu mạnh thì càng có khả năng giữ chặt K. Chất mùn làm cho K ít bị keo sét giữ chặt hơn từ đó làm tăng khả năng hoạt động của K, nhiệt độ làm tăng sự giải phóng K. Đối với đất có hàm lượng K trao đổi từ nghèo đến trung bình, trong điều kiện luân phiên ẩm và khô dẫn đến làm gia tăng lượng K trao đổi trong đất, và ngược lại hàm lượng K trao đổi trong đất cao trong điều kiện có sự ln phiên ẩm và khơ làm giảm lượng K trao đổi trong đất (Hà, 2006). Theo Hoa (2005) cho rằng trên nhóm đất phèn trồng lúa ĐBSCL có hàm lượng kali trao đổi trích bằng Ammonium Acetat 1N pH7 có giá trị từ trung bình đến khá cao, dao động từ 0,21-0,36 cmol/kg. Sự đáp ứng đối với bón phân kali trên đất lúa thâm canh 3 vụ tại Cai Lậy, Tiền Giang và Cao Lãnh, Tháp Mười của vùng đất có hàm lượng kali thấp trong đất. Kết quả cho thấy hàm lượng kali trao đổi trong đất thấp nhưng hàm lượng K tổng số ở mức giàu, chứng tỏ tiềm năng kali trong đất cao (Giang và Hoa, 2012).
Cây trồng có khuynh hướng hút đi K hịa tan nhiều hơn nhu cầu địi hỏi nếu trong đất có nhiều K. Khi kali được cung cấp từ đất cao hơn mức nhu cầu của cây, sự hút kali gia tăng cao hơn mức bình thường, nhưng khơng gây ảnh hưởng độc hại cho cây trồng. Điều này được gọi là sự tiêu thụ “xa xỉ” (Hoa, 2005). Hàm lượng kali bởi hạt lấy đi từ 13-45 kg/ha/năm tùy theo năng suất lúa và số vụ canh tác lúa trên năm, lượng K mất do rơm rạ lấy đi khỏi ruộng khoảng 68-100 kg/ha/năm tùy theo hàm lượng K trong rơm rạ. Đối với sự mất K do trực di trên đất cát rất cao, tuy nhiên trên đất sét canh tác lúa do tầng đế cày thường bị nén dẽ nên sự trực di thấp, không dáng kể khoảng 3 kg/ha/năm.
Theo Đệ (2008) kali là nguyên tố khá quan trọng, giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống sâu bệnh, chống đổ ngã, chịu hạn và chịu lạnh khỏe hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn. Đối với đất canh tác 2 vụ lúa ở ĐBSCL nếu được bón thêm một ít phân K và khơng lấy đi phần rơm rạ thì có sự cân bằng dinh dưỡng giữa lượng K bón vào và lấy đi (Hoa, 2003). Sau thời gian dài canh tác lúa nhiều vụ trong năm cho thấy khả năng cung cấp kali của đất giảm đáng kể, lượng kali trao đổi giảm
28
liên tục qua các vụ. Do kali là thành phần cân bằng điện tích của khống sét, kali mất đi dẫn đến sự mất cân bằng, phá vỡ khống sét hình thành nên khống sét mới có chất lượng kém hơn, dẫn đến sự suy thoái đất (Gương và ctv., (1997).
Trên đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL thường có sự cố định kali, các vùng đất canh tác 3 vụ lúa có sự cố định cao hơn. Sự cố định này đa phần do tập quán canh tác của người dân bón ít hoặc khơng bón kali để hồn trả lại lượng kali bị lấy đi từ cây trồng. Khi bón kali vào đất sẽ bị hấp thụ mạnh, bù vào sự thiếu hụt gây nên sự cố định kali trong đất (Vệ và ctv., 1998). Ở vùng đất phèn ĐBSCL hiệu quả bón kali cho cây lúa chưa thể hiện không rõ. Do vậy, trước đây người dân canh tác lúa khơng chú ý đến bón kali. Trong những năm gần đây, các chương trình trồng lúa chất lượng cao, để đạt được năng suất và chất lượng, người dân đã thay đổi dần tập quán bón kali. Hiện nay kali được khuyến cáo bón ở liều lượng khoảng 30-50 kg K2O ha-1, với liều lượng này chỉ mới đáp ứng duy trì hàm lượng kali trong đất (Tân và Hách, 2013). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Dorberman et al. (1995) cho rằng đất phèn ĐBSCL có khả năng hấp thu K rất cao sau khi bón, với liều lượng bón 50 kg K2O ha-1 chưa thấy tác dụng rõ nhưng nếu bón liều lượng cao khoảng 100 kg K2O ha-1 có tác dụng tăng năng suất rõ rệt nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế (Tuyến và Tân, 1997).