Khả năng cung cấ pP trên đất phèn trồng lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 43 - 45)

2. Đất phèn hoạt động Sj

2.4.2 Khả năng cung cấ pP trên đất phèn trồng lúa

Theo Brady and Weils (1999) hàm lượng và nồng độ P hòa tan trong dung dịch đất rất thấp thường khoảng 0,001 mg/l. Lân rất dễ bị oxy hóa nên thường khơng ở dạng tự do. Hàm lượng lân trong vỏ trái đất chiếm khoảng 0,8% tính theo khối lượng, tùy theo loại đất mà hàm lượng lân có thể dao động trong khoảng từ 0,02-0,2%. Lân trong đất có khuynh hướng kết hợp với các các thành phần khác trong đất để tạo thành các hợp chất khó hịa tan, rất chậm hữu dụng cho cây trồng. Trên đất phèn lân bị giữ chặt bởi các thành phần khoáng thường là kết quả từ phản ứng của các ion phosphat với sắt, nhơm và có thể các khống sét silicate. Phân lân bón vào đất phèn chủ yếu chuyển sang dạng Fe-P và Al-P sau 15 ngày ngập nước, chiếm 80-90% tổng lượng phân lân của 4 nhóm P vô cơ. Hàm lượng sắt nhôm trong đất giảm đi nhanh chóng sau 15-20 ngày. Đất ở điều kiện oxy hoá cố định nhiều P hơn dưới điều kiện khử. Số lượng chất lân hằng năm cây trồng lấy đi của đất nhiều hơn là trả lại cho đất, thí nghiệm bón phân cho lúa ở ĐBSCL cho thấy để thu hoạch 1 tấn lúa, cây đã hút từ đất 6-7 kg P2O5 (Ren, 1985). Tùy theo từng loại đất khác nhau tỷ lệ lân hữu cơ và vô cơ cũng khác nhau. Lân hữu cơ dao động rất lớn từ 20-80% P2O5 tổng số, đối với tầng đất mặt lân hữu cơ thường chiếm lớn hơn 50% tổng số hàm lượng lân trong đất. Còn lại hàm lượng lân vô cơ thường tồn tại dưới dạng các ion photphate chúng phụ thuộc rất lớn vào giá trị pH, nếu pH cao trong khoảng từ 5,5-6 sẽ thuận lợi cho cây lúa hấp thu dưỡng chất lân. Ngược lại, đất chua pH thấp, nghèo hữu cơ, các ion Fe, Al thường ở dạng hòa tan và kết hợp với H2PO4- tạo thành hợp chất không tan, không hữu dụng cho cây trồng (Yêm, 1995).

26

Một số nghiên cứu trước đây về hàm lượng lân hòa tan trong đất cho thấy rằng khi đất ngập nước (dạng khử) hàm lượng lân hòa tan sẽ gia tăng trong đất (Ponnamperuma, 1985; Diamond, 1985; Ren, 1985). Lân hòa tan gia tăng khoảng 0,05 ppm đên 0,6 ppm khi ở trong điều kiện ngập nước, sau đó sẽ giảm xuống và ổn định ở khoảng 40-50 ngày sau khi ngập nước. Trong điều kiện ngập nước P hữu dụng trong đất cao do một số nguyên nhân sau: i) Do khử Fe2+ thành dạng Fe3+ giải phóng P dễ hịa tan hơn; ii) Độ hịa tan FePO4 và AlPO4 cao hơn là kết quả của quá trình thủy phân do pH trong đất phèn tăng lên; iii) Do sự khống hóa P hữu cơ cung cấp một lượng nhỏ lân cho đất chua và ngập nước; iv) Do sự phóng thích các ion phosphate từ sự trao đổi giữa các anion hữu cơ với các ion phosphat trong các hợp chất Fe và Al.

Đối với đất phèn canh tác lúa thường ngập nước lân tồn tại dưới dạng Fe3(PO4)2 dễ tan, dễ hấp thụ là nguồn dinh dưỡng cho cây lúa (Hà, 2006). Nghiên cứu sự phóng thích P trên một số biểu loại đất (có bón phân lân và khơng bón phân lân ở liều lượng khác nhau) trong hai điều kiện (khô và ngập nước), kết quả cho thấy đất ở điều kiện ngập nước lượng P phóng thích vào dung dịch đất nhiều hơn ở điều kiện đất khô (Patrick and Khalid, 1974). P thuộc loại nguyên tố linh động và có tính lưu tồn trong đất, khi bón nhiều phân lân, cây khơng có biểu hiện thừa lân, bên cạnh đó đất cũng giữ lại P, do đó trên các ruộng lúa không thấy biểu hiện thừa lân. Đặc biệt, cây lúa là loại cây hấp thu lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng nên cần bón hết liều lượng phân lân dành cho cả vụ trong đợt bón lót đầu vụ (Đáp, 1980). Tùy theo loại đất và mùa vụ mà khuyến cáo lượng P bón khác nhau. Đất phù sa bón từ 40-60 kg P2O5 ha-1, đất phèn 60-80 kg P2O5 ha-1. Đối với phân lân khó tan như lân nung chảy khuyến cáo nên bón lót trước khi sạ, nếu phân lân dễ tan như DAP, lân super bón trong thời gian khoảng 7-10 ngày sau sạ (NSS). Trên đất phèn độc tố nhôm, sắt cao vì vậy khuyến cáo bón thêm phân lân một lần tiếp theo khoảng 18-25 NSS. Nhu cầu phân P trong vụ HT thường cao hơn vụ ĐX. Vụ HT phân lân dễ bị cố định do thường bị khô hạn, đối với vụ ĐX trước khi xuống giống đất ngập nước trong thời gian dài P dễ tiêu được phóng thích nhiều nên cung cấp được nhiều hơn. Cây lúa non nhu cầu P là rất lớn, thiếu P hoặc bón trễ, cây phát triển chậm và làm giảm năng suất. Vì vậy, vụ HT cần bón nhiều phân lân hơn vụ ĐX và bón sớm để cung cấp đủ nhu cầu cho cây ngay từ giai đoạn đầu (Tân, 2005 và 2008; Phụng và ctv., 2005). Theo Gương và ctv. (1998) trên nhóm đất phèn nhẹ và trung bình qua 3 vụ canh tác lúa chưa cho thấy rõ sự đáp ứng của phân lân ở các vùng có phù sa bồi đắp hàng năm và bón nhiều phân lân ở các vụ trước. Ngược lại, đối với đất phèn nặng, nghèo dinh dưỡng hàm lượng nhôm, sắt cao việc bón lân có thể làm giảm ngộ độc nhơm, sắt do kết tủa bị hòa tan bởi các ion phosphat. Trên đất phèn lân được khuyến cáo bón ở mức từ 30-60kg P2O5 ha-1 để duy trì khả năng cung cấp lân cho cây trồng, hạn chế ngộ độc do nhôm, sắt và giúp bộ rễ cây lúa phát triển tốt trên đất phèn trong giai đoạn ban đầu.

27

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi hình thái phẫu diện, tính chất hóa học đất và khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)