Nội dung khác liên quan đến trang phục

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 75)

4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý

1.5Nội dung khác liên quan đến trang phục

Số đơn vị có nội dung khác liên quan đến trang phục (80/341 đơn vị). Những câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ,.. được xếp vào mục này chủ yếu là dùng hình tượng trang phục để nói những chuyện khác trong cuộc sống, tập trung vào các chủ đề sau : (a) Áo rách - vá may 15 đơn vị (chiếm 37.5%) chẳng hạn như: Áo

rách vẫn giữ lấy lề ; Áo rách khéo vá hơn lành vụng may để nói giá trị bàn tay

khéo léo (tài năng) của người phụ nữ. Hay Áo anh rách lỗ bằng sàng // Mẹ anh

già yếu cậy nàng vá may; Áo rách vai, vá hoài vá huỷ // Sao em có chồng không nghĩ đến anh?; Cái áo có rách, cái cách vẫn còn ; Lênh đênh bè ngổ, bè dừa, quần nâu áo vá, đâu vừa thì chơi ; Vụng vá vai, tài vá nách…(b) Ăn ngon – mặc

đẹp 8 đơn vị (chiếm 20%) chẳng hạn như: Ai chẳng muốn ăn của ngon, mặc đồ

tốt ; Ai cũng muốn phấn dồi mặt, chớ ai muốn phấn dồi gót chân ; Ăn xứ Bắc, mặc xứ Kinh ; Ăn lấy chắc, mặc lấy bền; Ngon bát canh, lành manh áo… (c) Đặc sản

địa phương 11 đơn vị (chiếm 27.5%), chẳng hạn như: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát

Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông ; Lụa này là lụa Cổ Đô // Chính tông lụa cống các cô ưa dùng; Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, chợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã; Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã; Lụa Quần Anh, canh Nhang Cát; Lụa Tràng, vải Ó, khốn khó cũng mua; Cua đồng Quan, lụa vàng Cảnh Thụy… (d) Nói đến việc chải chuốt, trang trí trên răng - tóc (chủ yếu

của các thôn nữ) 6 đơn vị (chiếm 15%) chẳng hạn như: Cái răng cái tóc là góc con người; Răng đen như thể hạt na // Kén đi kén lại, lại ra hạt bầu ; Búi tóc quả cà, trong nhà có ăn ; Bới tóc củ hành, đàn anh thiên hạ ; Tóc quăn chải lược đồi

mồi, chải đứng, chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn ; Răng đen một góc, tóc tốt một phân ; Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.

Tất cả bốn nội dung trên tuy không trực tiếp đề cập đến các trang phục nhưng đều thể hiện ước muốn về sự lành lặn trong cuộc sống, tình yêu, được ăn ngon mặc đẹp, sử dụng chất liệu truyền thống nổi tiếng và không quên nhắc nhở người phụ nữ chú ý đến “Cái răng cái tóc là góc con người” và “Y phục phải

xứng với kỳ đức” trong mọi hoàn cảnh.

Trang phục truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc đến đồ trang sức... tất cả đều được rất chú ý tới việc bảo vệ con người trước sự xâm hại của tự nhiên.

Từ những phân tích trên đây, ta thấy trang phục người Việt đồng bằng Bắc Bộ được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian từ chất liệu, màu sắc, kiểu dáng rất đơn sơ, giản dị nhưng luôn toát lên vẻ đẹp như chính tâm hồn người Việt cổ, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới tiện dụng và phù hợp với hoàn cảnh sống luôn sôi động với biết bao biến cố. Trang phục là bộ phận gắn bó, thân thiết với con người, phản ánh tâm hồn và tình cảm yêu quê hương đất nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3. Nhà ở

Nhà ở là một trong những sáng tạo văn hoá đặc biệt quan trọng của con người, gắn liền với trình độ văn minh của một cộng đồng, vừa để ứng phó vừa khai thác những thuận lợi của thiên nhiên phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Nhà ở còn là một loại tài sản đặc biệt của tập thể người cùng sống trong đó, do chính bàn tay họ làm ra. Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng mà nhà ở có những kiểu kiến trúc, đặc trưng riêng của nó. Nét riêng biệt của mỗi kiểu kiến trúc thể hiện trình độ kỹ thuật và tính thẩm mỹ của mỗi vùng miền hay chủ nhân ngôi nhà.

Ngôi nhà là nơi thể hiện về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền. Nó phản ánh rõ nét trình độ kinh tế - văn hoá của từng gia đình qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời nghiên cứu nhà ở còn cho ta hiểu biết thêm về đặc điểm, tính chất của môi trường tự nhiên, nơi có con người sinh sống và những ứng xử của con người ở đây với cảnh quan, kiến trúc, kết cấu,… của ngôi nhà. Phản ánh đậm nét đặc trưng văn hóa như vậy nên những thông tin về nhà ở sẽ có thể giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về quan hệ gia đình, xã hội, đặc trưng của chính cộng đồng đó.

Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt như thế, nhưng khi tiến hành thống kê lại thấy một kết quả rất đáng suy nghĩ. Đó là tần số xuất hiện của các đơn vị ca dao, tục ngữ có nội dung đề cập đến nhà ở thấp nhất trong bảng phân bố chung của văn hóa đảm bảo đời sống (bảng 1), chỉ có 192 đơn vị (chiếm 6.2%). Điều đó có thể lý giải là rất có thể những gì quá quen thuộc, ít biến đổi trong cuộc sống hàng ngày thì chỉ được đề cập đến khi nói về những gì thật hệ trọng nên có tần số xuất hiện không cao. Chủ đề này chúng tôi đã tiến hành phân chia tư liệu thành 3 tổ hợp nội dung chính, xin xem bảng dưới đây:

Bảng 14: Ca dao, tục ngữ về nhà ở được thể hiện qua các nội dung

Thứ tự Các nội dung thể hiện Tần số xuất hiện Tỷ lệ %

1 Kinh nghiệm làm nhà 87 45.3

2 Nhà ở với giá trị cuộc sống: số mệnh, giàu -nghèo, tín ngưỡng và ước vọng sum họp một nhà.

84 44.0

3 Cảnh quan nhà ở 21 10.9

Tổng số 192 100

Qua số liệu trong bảng có thể thấy trong số các câu nói về nhà ở có 87 đơn vị (chiếm 45.3%) phản ánh kinh nghiệm làm nhà. Điều này cũng dễ hiểu vì làm nhà được coi là một trong ba việc đại sự trong cuộc đời của mỗi người đàn ông "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà, trong ba việc ấy thật là khó thay”. Trên một phương diện

khác ca dao, tục ngữ còn mượn kinh nghiệm làm nhà để khái quát lên những quan niệm đạo đức và nhân sinh trong cuộc sống như: quan niệm về số mệnh, giàu -

nghèo, tín ngưỡng…và ước vọng sum họp đoàn tụ, loại nội dung này có 84 đơn vị (chiếm 44.0%). Nói về cảnh quan nhà ở có 21 đơn vị (chiếm 10.9%).

Phân tích sâu hơn các câu nói về kinh nghiệm làm nhà, dựa vào nội dung đề cập đến, chúng tôi tạm phân ra thành các tổ hợp sau đây:

Bảng 15: Kinh nghiệm làm nhà

Thứ tự Các chủ đề kinh nghiệm Tần số xuất hiện Tỷ lệ %

1 kinh nghiệm xây cất nhà 48 45.3

2 Kinh nghiệm sử dụng nguyên liệu 26 44.0

3 Kinh nghiệm chọn lựa vị trí 13 10.9

Tổng số 87 100

Với số lượng 48 đơn vị (45.3%), nhiều kinh nghiệm quý về xây cất nhà ở được dúc kết lại thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ với mục đích truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được quan niệm, hay cao hơn là triết lý của người Việt châu thổ trong việc xây dựng nhà cửa. Theo quan niệm truyền thống của người Việt thì số lẻ tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi phát triển vì vậy làm nhà phải có số gian lẻ nhưng lớn hơn một. Thường là ba, năm hoặc bảy gian. Cư dân đồng bằng Bắc Bộ thường truyền tụng một câu rất điển hình cho quan niệm này là: "Nhất gian cô quả, nhị gian lung, tam gian phú

quý, tứ gian bần”. Số gian lẻ còn đáp ứng luật thẩm mỹ dựa trên sự đối xứng.

Theo truyền thống, bàn thờ tổ tiên phải đặt ở gian giữa. Vì vậy đại đa số nhà ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dạng ba gian, năm gian hay năm gian hai chái. Kiến trúc như vậy còn có nguồn gốc phong thủy mà khi xây cất nhà phải tuân thủ: “Nhà

cong hai đầu, cầu cong khúc giữa”, “Nhà chia nóc, thóc chia hai”,... Với bản chất

“Ăn chắc mặc bền”, người dân đồng bằng Bắc Bộ cho yếu tố quan trọng hàng đầu

của ngôi nhà phải tính đến là “Kín trên bền dưới”, “Kín tranh hơn lành gỗ”. Kinh nghiệm còn chỉ ra rằng người nông dân để làm được ngôi nhà dù nhỏ hay lớn đều phải chắt chiu, một nắng hai sương, thắt lưng buộc bụng . Những câu dưới đây có thể xem là những câu điển hình:

“Một năm làm nhà, ba năm làm cửa” “Một năm làm nhà ba năm hết gạo”

“Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”,...

Việc chọn nguyên liệu để xây cất ngôi nhà cũng được xem xét rất cẩn thận. Những nguyên vật liệu được sử dụng làm nguyên liệu chính thường có nguồn gốc thảo mộc. Không phải không có lý khi P.Gourou, một học giả người Pháp nổi tiếng đã từng khái quát “Việt Nam có một nền Văn minh dựa trên thảo mộc”, cho đến giữa thế kỷ XX, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung tre, gỗ, mái lá vẫn là những vật liệu chủ yếu dùng để xây dựng nhà cửa. Với 26 đơn vị nói về chọn vật liệu (chiếm 44%) tổng số các đơn vị đề cập đến kinh nghiệm làm nhà đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Theo quan niệm dân gian thì “Nhà gỗ xoan, quan ông Nghè” Có nghĩa là làm nhà gỗ xoan thì bền đẹp như quan xuất thân từ ông Nghè, người học hành đỗ đạt được trọng vọng hơn quan xuất thân từ những con đường khác. Hay “Gạo da ngà, nhà gỗ lim” (Gạo da ngà là loại cao cấp như nhà làm bằng gỗ lim vậy). Câu“Tháng tám tre non làm

nhà, tháng năm tre già làm lạt” là một kinh nghiệm hết sức đặc sắc. Ý tứ ở đây

không phải là khuyên dùng tre non làm nhà, tre già làm lạt mà là khuyên nếu làm nhà nên chọn (đốn) tre vào tháng tám. Nguyên do là tháng tám (âm lịch) là mùa khô tre hút ít nước nên thân cứng nên làm nhà rất tốt. Còn tháng năm mưa nhiều đất ẩm, tre hút nhiều nước nên thân mềm, tuy già vẫn không dùng làm nhà.

Trong số các nguyện liệu xây dựng nhà cửa có nguồn gốc thảo mộc, cây tre có quan hệ hết sức gần gũi và chặt chẽ với người Việt. Tre được sử dụng làm nhà, làm rổ rá, công cụ nông nghiệp. Tre non còn làm thức ăn (măng). Tre khô (kể cả rễ) làm củi đun. Tre (gậy tre, chông tre) dùng làm vũ khí đánh quân thù. Tre là loại cây được trồng phổ biến, làm rào tự nhiên ở khắp các làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cây tre còn được dân gian dùng làm biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi: “Đã yêu anh thời quyết cùng anh //Nhà tre, cột nứa, lợp tranh vững vàng”. Hay trong lời tỏ

tình đầy ý nhị của chàng trai, cô gái. “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng // Tre

non đủ lá đan sàng nên chăng? – Đan sàng thiếp cũng xin vâng // Tre vừa đủ lá non trăng hỡi chàng. Trong nhiều hình tượng văn học, tre còn được ví với truyền

theo thống kê trong 4 tập Kho tàng ca dao, tục ngữ người Việt hình ảnh cây tre xuất hiện là 141 lần.

Nội dung chọn lựa vị trí, hướng đất để xây cất ngôi nhà đã được đúc kết trong 13 đơn vị, (chiếm 10.9%). Có thể thấy, hầu hết các gia đình ở đồng bằng Bắc Bộ đều chọn hướng nam hoặc ghé nam (đông nam hay tây nam) cho căn nhà của mình với quan niệm “Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam”, hay “Nhà

hướng bắc không giặc cũng hùm, nhà hướng nam không làm cũng ăn” để vừa tránh được nắng hắt vào mùa hè vừa tránh được gió mùa đông bắc. Vị trí của ngôi nhà thuận lợi “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, “ Ở đầu làng, bán hàng

đầu dãy”,…sẽ đem lại cuộc sống sinh hoạt tiện lợi và có điều kiện làm ăn phát

triển. Và ông cha ta cũng không quên nhắc nhở khi xây dựng nhà cửa nên tránh“Thứ nhất góc ao, thứ nhì đao đình”. Phải luôn quan tâm đến việc tu bổ ngôi mộ của tổ tiên sau đó mới đến ngôi nhà ở của gia đình mình “Nhất mả cha, nhì nhà ở”.

Về cơ bản, những kinh nghiệm về nhà ở cho đến nay có thể vẫn được sử dụng, nhất là ở thôn quê. Ở đô thị, do sự thay đổi về hoàn cảnh và trình độ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm tuy không còn thật phù hợp nhưng đó vẫn là những bài học quý tồn tại trong kho tàng dân gian Việt Nam và trong một chừng mực nhất định, trong một số bộ phận, vẫn còn được vận dụng.

Ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa là nơi trú ngụ mà còn nói lên lên những quan niệm về thẩm mĩ, về nhân sinh và về giá trị cuộc sống. Xin xem bảng thống kê dưới đây:

Bảng 16: Nhà ở với quan niệm về giá trị cuộc sống

Thứ tự Các nội dung thể hiện Tần số xuất hiện Tỷ lệ %

1 Số mệnh 27 32.0

2 Giàu - nghèo 23 27.2

3 Tín ngưỡng 15 17.8

4 Ước vọng sum họp 19 23.0

Một trong những quan niệm khá phổ biến của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung là con người sinh ra có số mệnh. Quan niệm này thịnh hành khá lâu dài trong thời đại khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Con người và được giải thích qua mối quan hệ xã hội như quan niệm của các nhà duy vật biện chứng. Trái lại nó được giải thích thông qua quan hệ với các thế lực siêu nhiên. Theo đó, người ta sinh ra có số phận khác nhau: giàu- nghèo, thiện - ác không phải do quan hệ xã hội mà do những bối cảnh môi trường tạo nên. Quan niệm này chi phối và ảnh hưởng khá nhiều đến nội dung của các đơn vị ca dao, tục ngữ đề cập đến nhà ở với quan niệm về giá trị cuộc sống: số mệnh (27 đơn vị, chiếm 32.2%); giàu nghèo (23 đơn vị, chiếm 27.2%) “Người có nhà như chim có tổ”, “ Lấy

chồng làm lẽ khổ thay // Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công // Đến tối chị giữ lấy chồng // Chị cho manh chiếu nằm không ra ngoài,…

Ngôi nhà của cư dân đồng bằng Bắc Bộ còn chứa đựng cả yếu tố tâm linh tín ngưỡng vì hầu như phần lớn người dân theo đạo Phật, thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh trong trời đất. Họ dựa vào yếu tố thần linh để giải thích vũ trụ, giải thích thế giới. Dấu ấn đó còn để lại trong 15 đơn vị, chiếm 17.8% có nội dung tín ngưỡng về nhà ở . Ví dụ: “Ở đâu có thổ công đấy”,” Ở dưới bếp là thổ công, ở

dưới sông là hà bá”,…

Ước vọng sum họp đoàn tụ một nhà là nội dung mà chủ đề nhà ở với quan niệm về giá trị cuộc sống đã đề cập đến. Tuy với số lượng khiêm tốn, chỉ với 19 đơn vị, chiếm 23% nhưng đã cho thấy ước nguyện về một ngôi nhà có đủ đầy lứa đôi với hình ảnh chàng - thiếp, rồng - mây, tình trong - nghĩa ngoài,… “Khi nào cho hợp một nhà // Chàng thời nằm võng, thiếp quạt trà dâng lên”,” Khi xưa thì đắp chiếu chung // Vì ai ném gạch cho rồng xa mây”; “Khăng khăng cửa đóng then cài // Tình trong có nhớ nghĩa ngoài hay không”; Đây còn son, đấy cũng còn son // Ước gì ta được làm con một nhà”.,,, …

Về cảnh quan, nhà ở truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ cho thấy sự gắn bó với thiên nhiên thật là mật thiết. Nhà nào cũng có ao, sân, vườn

trồng cây cối. Xung quanh nhà được bao bọc bởi thiên nhiên thực vật: trước sân nhà trồng các loại cây cảnh hay các loại cây không chắn gió như cau, dạ hương, nhài, mộc…sau nhà là vườn rau, chạy quanh khuôn viên này là hàng rào cây duối hoặc râm bụt ngăn cách với láng giềng. Nội dung này có 21 đơn vị, chiếm 10.9% đề cập đến. Ví dụ như : “Nhà em ở cạnh cầu ao //Chàng đi xuôi ngược chàng vào

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 75)