Phương pháp định lượng và định tính

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 28 - 29)

3. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.3.Phương pháp định lượng và định tính

Trong nhận thức của con người, bất cứ một hiện tượng, sự vật, sự kiện nào cũng biểu hiện ra bên ngoài để người ta nhận thức dưới hai dạng: Dạng tính (tính chất), dạng lượng (số lượng). Ví dụ: Món ăn này chứa hàm lượng protein rất cao (định tính); Món ăn này có hàm lượng 186g protein (định lượng). Hóa ra khi người ta so ngay với các món ăn khác thì 186g protein không phải là cao. Có lẽ người này đang ăn kiêng nên suy ra nhận xét là protein rất cao.

Nhận thức dưới dạng định tính đôi khi phản ánh không đúng lắm, nhưng nó phản ánh sự khái quát nào đó cho nên phân tích định lượng là phải đo đếm đối tượng nghiên cứu cho ta hình dung cụ thể hơn.

Ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi dùng phương pháp định tính là miêu tả câu ca dao, tục ngữ xem nó phản ánh, hình tượng, biểu cảm ý nghĩa gì và như thế nào? Ví dụ: (đồ ăn, thức uống, phương tiện đi lại...) những hình tượng biểu trưng này cũng cần phải được lượng hóa ra những con số cụ thể thì mới có thể hình dung, khái quát được. Ví dụ: Khi tổ hợp tất cả câu ca dao tục ngữ nói về đi lại chỉ có 170 trên tổng số 2000 câu thì cho ta một hình dung nó chiếm tỷ lệ ít. Ngược lại nếu là 1500 trên tổng số 2000 câu thì cho ta thấy biểu hiện sự quan tâm của người Việt đồng bằng Bắc Bộ với nội dung này hay hình tượng đó nhiều hay ít cao hay thấp.

Việc xử lý loại tư liệu ca dao tục ngữ, chúng tôi rất chú trọng đến phương pháp định lượng. Bởi vì trong tập hợp hàng nghìn câu mà tôi đã thu thập được như vậy nếu đem từng câu ra để phân tích lời lẽ văn chương thì đó là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian. Mà ở đây sử liệu như là tư liệu cho nên phương pháp phân tích định lượng đóng vai trò rất quan trọng. Định lượng bao gồm: phải nhóm gộp lại, quy nó về các chủ đề, tổ hợp nghĩa rồi phân lớp, chia nhỏ ra để nghiên cứu. Việc nghiên cứu theo các chủ đề, tổ hợp,… như vậy sẽ cho chúng ta một cái hình dung là những tác động của điều kiện tự nhiên ấy, nó phản ánh mối quan hệ của người với thực thể ấy và thực thể ấy được dùng bằng hình tượng như thế nào?

Trong khi phân chia tư liệu, nhóm gộp từng loại thì các loại hình này đều được thống kê để có được kích thước của từng tập hợp (loại này có số lượng là bao nhiêu ?). Từng phân nhóm đều được tính toán cụ thể để xem nó đóng vai trò tỉ lệ

bao nhiêu đối với từng mẫu, với từng tập hợp đã được thống kê. Trên cơ sở đó có thể biết được tần số xuất hiện của mỗi loại hình đó có ý nghĩa như thế nào đối với tổng thể để có thể hiểu được tầm quan trọng của yếu tố ấy trong cuộc sống của con người. Chẳng hạn: Đi lại của người Việt đồng bằng Bắc Bộ thì có rất nhiều loại phương tiện, cách thức. Qua thống kê cho biết được tần số xuất hiện của loại phương tiện giao thông thủy trên tổng số các loại phương tiện giao thông thì cho chúng ta thấy tầm quan trọng của môi trường nước đối với đời sống của người Việt.

Người Việt Nam đã từng sinh ra và lớn lên, tụ cư ở một môi trường mà như nhiều nhà nghiên cứu đã từng chỉ ra môi trường nước chiếm chỗ đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt. Người Việt đi lại thời chủ yếu cổ bằng phương tiện giao thông trên mặt nước như thuyền, đò, bè, mảng,.. chứ không phải bằng xe. Người Việt rất giỏi thủy chiến, cho nên những sáng tạo văn hóa gắn với nước cũng rất phổ biến. Theo thống kê có đến 235/328 đơn vị đề cập đến phương tiện đi lại bằng đường thủy. Điều đó cho thấy tỷ lệ của sự phản ánh ấy trong ca dao tục ngữ với phương tiện giao thông đường bộ nó quan trọng đến mức độ như thế nào.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 28 - 29)