4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý
1.1 Chất liệu trang phục
Rất có thể với người dân châu thổ Bắc Bộ, chất liệu làm nên trang phục được coi là yếu tố quan trọng nhất và cũng cần dành cho sự quan tâm nhiều nhất. Trong số 9 chất liệu vải (lụa, the, gấm, điều, lĩnh, đũi, quao, nhiễu, sồi) mà người nông dân đồng bằng Bắc Bộ thường sử dụng để may quần áo thì lụa được ca dao, tục ngữ được nhắc đến nhiều nhất 48 đơn vị, 52.7%. Lụa vốn là một loại chất liệu, mỏng được dệt bằng tơ tằm. Nghề nuôi tằm lấy tơ xe sợi dệt thành lụa là một nghề có từ rất lâu đời của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Từ xưa cho đến nay loại vải này luôn được coi là thứ vải sang trọng, đắt tiền thường chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Loại vải này không chỉ được phản ánh trong ca dao tục ngữ như "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông "
mà còn được thể hiện trong nhiều bài hát, phim ảnh như bài hát Áo lụa Hà Đông do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc hay bộ phim cùng tên "Áo lụa Hà Đông", từng đoạt giải "khán giả bình chọn" và là một bộ phim đặc sắc trong Liên hoan phim châu Á tổ chức ở Hàn Quốc.
Loại chất liệu có tần số xuất hiện thứ hai sau lụa là the nhưng với số liệu thấp hơn nhiều (10 đơn vị, chiếm 11%). Tiếp theo là gấm (7 đơn vị, 7.7%), điều (5 đơn vị, 5.5%), lĩnh (4 đơn vị, 4.4%), đũi (7 đơn vị, 7.7%), quao (3 đơn vị, 3.3%), nhiễu (4 đơn vị, 4.4%), sồi (3 đơn vị, 3.3%). Hầu hết chất liệu trang phục của người Việt đều có nguồn gốc tự nhiên, thể hiện sự thích ứng cao với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái. Sự có mặt của các chất liệu trên cùng với sản phẩm
nổi tiếng truyền thống là lụa đã tạo nên một bức tranh đa dạng loại về chất liệu may mặc của người nông dân lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa.