Phương pháp xử lý tư liệu văn học dân gian của đề tà

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 29)

3. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.4.Phương pháp xử lý tư liệu văn học dân gian của đề tà

Bản thân văn học dân gian là một đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu folklore học. Nhưng đề tài này, chúng tôi không đi vào nghiên cứu nó như là một đối tượng nghiên cứu mà dùng nó như là một loại tư liệu để nghiên cứu về không gian văn hóa. Vì vậy cách ứng xử với loại tư liệu này không phải là áp dụng phương pháp nghiên cứu của văn hóa dân gian để trực tiếp nghiên cứu nó mà ta phải hiểu biết những kiến thức của văn học dân gian để xử lý nó. Trong số những phương pháp nghiên cứu, có phương pháp xử lý hình tượng vì văn học dân gian là sự khái quát, tổng kết kinh nghiệm truyền từ đời này đến đến đời khác. Cho nên không phải cái gì cũng thể hiện được bằng câu, bằng chữ, bằng từ để biểu thị hết những cái điều muốn nói ra mà đó còn là hình tượng ẩn dụ, phản ánh cái gì đó mà người ta muốn nói. Cho nên chúng tôi phải giải quyết, xử lý loại tư liệu này như là hình tượng, biểu tượng.

Nghĩa của câu ca dao, tục ngữ nhiều khi là cách nói ẩn dụ hình ảnh, để cho người ta nói vậy mà không phải vậy. Ví dụ: Nói đến đi lại: “Nước đến đâu bắc cầu

đến đấy” ở đây hoàn toàn không nói về “cầu”, không nói về “nước” mà rõ ràng là

nói đến cách thức ứng xử nào đó. Qua đó ta có thể hiểu được cách ứng xử của người Việt là một đối phép thực tế, nước đến đâu thì làm cầu đến đấy không có viển vông gì. Nhưng còn hàm ý thứ hai nữa là ta có thể hiểu tính cách ứng xử của người Việt là thực tế quá đến mức ít lo xa giống như: “Nước đến chân mới nhảy”.

Vì vậy khi nghiên cứu, tác giả luôn luôn phải xem xét, xử lý nó trong mối quan hệ so sánh để xem người ta nói vậy trong ngữ cảnh nào, nói vậy trong tư liệu thực nó ra làm sao? với các nguồn tư liệu văn học dân gian ở các vùng miền khác để làm nổi bật những ý niệm, những nét tiêu biểu, đặc trưng về thành tố văn hóa đảm bảo đời sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ trong quá khứ lưu truyền đến ngày nay và trong tương lai.

3.5. Các tiêu chí xác định nguồn tư liệu và cách thức phân loại

Kho tàng tri thức dân gian người Việt vốn hết sức là rộng lớn, vì vậy trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn đề cập đến những câu ca dao, tục ngữ nói về Văn hóa ẩm thực (ăn, mặc, ở, đi lại) của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Những câu ca dao, tục ngữ được chúng tôi lựa chọn để đưa vào tư liệu của đề tài này là những câu có ngữ cảnh nói về văn hóa đảm bảo đời sống: đặc sản ẩm thực, kinh nghiệm ẩm thực, ẩm thực với chăm sóc sức khỏe, ẩm thực với bồi dưỡng luân thường đạo lý; trang phục; nhà ở và phương tiện đi lại phổ biến của người Việt thì được đưa vào phân tích, còn những câu chắc chắn không phải của người Việt đồng bằng Bắc Bộ thì chúng tôi loại ra. Chúng đã tôi đã dựa vào các tiêu chí sau:

Những câu ca dao tục ngữ nói về điều kiện tự nhiên (mây, trời , gió, mưa, sông nước...) nếu không rõ đặc trưng, không phân biệt được của riêng Bắc Bộ, Nam Bộ hay Trung Bộ thì chúng tôi dùng chung;

Những câu ca dao, tục ngữ mà chúng tôi thấy không rõ của đồng bằng Bắc Bộ thì loại ra;

Những câu ca dao, tục ngữ nói về vùng núi không phải của đồng bằng thì cũng loại ra;

Những câu ca dao, tục ngữ dễ nhận ra là của miền Trung như (cát trắng, gió Lào, sản vật đặc trưng của miền Trung); của Nam Bộ như (ghe, kênh rạch, hoa quả là măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, soài...) thì chúng tôi không sử dụng làm nguồn tư liệu.

Về cơ bản, chúng tôi đã sử dụng phương pháp loại suy để xác định nguồn tư liệu của đề tài này một cách trung thực và khách quan nhất. Tuy nhiên trong quá trình loại có thể là chưa triệt để đến mức tối đa. Đặc biệt với nguồn tư liệu là kho tàng văn học dân gian, thì đó là con số dung sai cho phép có thể chấp nhận được đối với bất cứ công trình khoa học nào.

Ca dao, tục ngữ phản ánh sự quan tâm, những ước vọng,.. của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người. Sự quan tâm, mong muốn đó đến mức độ nào, có thể đo đếm, tính toán được thông qua số lượng của các câu ca dao, tục ngữ thể hiện về một mặt, một chủ đề nào đó. Hơn hai mươi tám nghìn câu trong công trình 4 tập của Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) không phải là từng ấy vấn đề được đề cập đến mà thường mỗi vấn đề có nhiều câu tập trung phản ánh.

Có những câu ca dao, tục ngữ có nội dung vừa ở chủ đề ăn uống nhưng lại vừa ở chủ đề mặc Ngon bát canh, lành manh áo; No cơm hơn lành áo; Người cơm

gạo, sống áo bù nâu,…Trường hợp này chúng tôi sử dụng tư liệu vào cả hai chủ đề.

Cũng có trường hợp đơn vị ca dao, tục ngữ ở một chủ đề nhưng nằm ở hai tổ hợp nghĩa (Nghĩa kinh nghiệm và nghĩa ẩn dụ bồi dưỡng đạo lý). Nhưng theo nguyên tắc nhất quán từ đầu là phải quy nó về một tổ hợp để đưa vào chương trình phân tích và xử lý số liệu nên chúng tôi đã sắp xếp nghiêng về tổ hợp có nội dung nâng tầm nghĩa cao hơn (nghĩa bóng) nói về ăn uống thật (nghĩa đen). Chẳng hạn: Ăn mặn khát nước; Ăn cơm không biết trở đầu đũa, Ăn cây nào, rào cây ấy,… chúng

tôi đã quy về tổ hợp nghĩa ẩn dụ bồi dưỡng đạo lý con người. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp thống kê để phát hiện sự phân bố về số lượng của các vấn đề được phản ánh trong ca dao, tục ngữ là một việc làm rất có ý nghĩa. Điều này giúp cho chúng ta đi tới một nhận thức đầy đủ hơn, khách quan hơn về những di sản truyền thống được lưu truyền trong ca dao, tục ngữ.

Bốn tập Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) đã sắp xếp theo trật tự chữ của tiếng đầu và ở hệ thống này nhóm tác giả biên

soạn đã có những tập hợp theo các chủ đề lớn. Chẳng hạn: Hai tập Kho tàng ca dao

người Việt tác giả cũng đã sắp xếp theo trật tự chữ của tiếng đầu, ở bảng tra cứu

này, nhóm biên soạn đã giới thiệu theo 9 mục chủ đề lớn và mỗi chủ đề lớn lại chia ra thành các chủ đề nhỏ có nội dung liên quan đề cập đến với dụng ý phản ánh những nét chính của cuộc đời con người, tâm hồn người Việt và bộ mặt của xã hội cũ:

1. Đất nước và lịch sử

2. Quan hệ gia đình và xã hội 3. Lao động và nghề nghiệp 4. Tình yêu lứa đôi

5. Sinh hoạt văn hóa văn nghệ

6. Những lời bông đùa, khôi hài, giải trí 7. Những nỗi khổ, cảnh sống lầm than

8. Những thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội 9. Kinh nghiệm sống và hành động

Hai tập Kho tàng tục ngữ người Việt tác giả đã giới thiệu theo 4 chủ đề lớn: 1. Quan hệ của con người với giới tự nhiên

2. Con người- Đời sống vật chất 3. Con người - Đời sống xã hội

4. Con người - Đời sống tinh thần. Những quan điểm nhân sinh và vũ trụ. Sự phân chia của nhóm tác giả biên soạn công trình này mới dừng lại ở sự phân bố cơ bản và bước đầu đã có những định hình cụ thể ở một số chủ đề theo tầng bậc. Tuy nhiên kết quả này rất hữu ích, làm cơ sở giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp tục đi vào chọn lựa, phân chia các chủ đề, tổ hợp nhỏ hơn theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

Việc phân loại tư liệu vào tổ hợp nào, chủ đề nào là dựa trên cơ sở của sự phân tích định tính và những kiến thức được đào tạo chuyên môn về Ngữ văn, khu vực học, văn hóa học của của tác giả - người làm thống kê đã căn cứ vào sự phản ánh khách quan của tư liệu. Mặc dù vậy, trong một câu đôi khi có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa nên việc phân loại phải dựa trên tiêu chí xác định mà tác giả đã giới thuyết ở trên. Mặt khác, việc đưa ra các tổ hợp nội dung của từng vấn đề, dù là dựa trên cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 29)