VĂN HÓA MẶC, Ở VÀ ĐI LẠI CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ QUA CA DAO, TỤC NGỮ

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 60 - 65)

4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý

VĂN HÓA MẶC, Ở VÀ ĐI LẠI CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ QUA CA DAO, TỤC NGỮ

QUA CA DAO, TỤC NGỮ

Mặc, ở và đi lại là những sinh hoạt hết sức cần thiết của con người. Xét từ góc độ văn hoá những sáng tạo trong lĩnh vực này biểu hiện rõ nét mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, và do đó, góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi vùng, miền, dân tộc. Chính vì vậy, dấu ấn về trang phục, nhà ở và phương tiện đi lại của người Việt đồng bằng Bắc Bộ đã được lưu giữ trong kho tàng tri thức dân gian ca dao, tục ngữ khá đậm nét.

Khái niệm “mặc ở đây hàm chỉ những sáng tạo của người dân đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống con người sau ăn uống. Nó bao gồm trang phục và cách thức sử dụng trang phục. Trang phục truyền thống của người Việt nói chung và của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng mang đặc điểm thích nghi với điều kiện tự nhiên nóng ẩm, nhiệt đới, gió mùa. Nó giúp cho con người thích ứng được với cái nóng, cái rét của thời tiết khí hậu. Nhân dân ta nói một cách đơn giản : “Được bụng no, còn lo ấm cật. Vì vậy, cũng như trong chuyện ăn, quan niệm về mặc của

người nông dân đồng bằng Bắc Bộ rất thiết thực : “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết,…Mặc còn có một ý

nghĩa xã hội rất quan trọng “Quen sợ dạ, lạ sợ áo”. Người ta hơn kém nhau nhiều khi bởi nó: “Hơn nhau cái áo manh quần //Thả ra ai cũng bóc trần như ai” và người ta khổ sở nhiều khi cũng vì nó: “Cha đời cái áo rách này //Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi!”. Mặc trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong mục đích trang điểm, làm đẹp cho con người

Qua khảo sát, thống kê tư liệu ca dao, tục ngữ vùng đồng bằng Bắc Bộ, số lượng có nội dung đề cập đến mặc gồm có 341 đơn vị chiếm 11.% tổng số các đơn vị có liên quan đến chủ đề văn hóa đảm bảo đời sống (ăn, mặc, ở và đi lại).

Ngược dòng lịch sử, căn cứ vào các di vật khảo cổ có thể thấy cư dân Việt cổ thời sơ sử thường ăn mặc theo lối “Đàn ông đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc

váy” [25, tr.16]. Hình ảnh này sau đó đã được văn học dân gian ghi lại “Đàn ông đóng khố đuôi lươn, đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh”

Đến những năm sau này, trang phục của người nông dân Bắc Bộ thường vận chiếc áo cánh giản dị màu nâu thâm, quần lá toạ, hoặc cái áo chẽn cài cúc giữa, yếm để che ngực, đầu đội nón lá, mặc áo tơi lá khi đi làm đồng. Để phù hợp với công việc hàng ngày trên đồng ruộng, phần lớn người dân đồng bằng Bắc Bộ mặc quần áo nhuộm màu nâu. Thuốc nhuộm được chế biến từ củ nâu, lá sồi. Sau khi nhuộm, vải được nhấn xuống bùn, rồi lấy bùn trát lên, phơi khô, gạt bỏ rồi lại cho bùn đắp vào cho đến khi vải có màu nâu sồng hay thâm đen. Áo cánh thường

có màu nâu non, quần có màu nâu già. Còn thanh niên thì mặc áo chẽn lá sen, đằng sau có 5 khuy, miếng vải lá sen nằm phía sau lưng giữ cho áo luôn vuông không bị nhàu nát khi gánh gồng vận chuyển, phục vụ cho sản xuất, thu hoạch mùa màng.

Những lúc ở nhà người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ thường mặc váy quây màu nâu hay màu đen cùng với chiếc áo cánh đơn giản hoặc với cái yếm (yếm đào). Yếm có hai loại (yếm cổ xây và yếm cổ xẻ). Loại yếm cổ xây làm rất khó vì người khâu phải khéo tay mới có thể khâu ôm xít vào cổ được. Ngày nay loại yếm cổ xây vẫn được các bà, các chị ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ ưa chuộng. Hầu hết trang phục truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ thường chú trọng đến sự dễ chịu và thoáng mát phù hợp với điều kiện thời tiết ở nước ta.

Từ xưa ông cha ta đã quan niệm “Người tốt về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa”; “Người cơm gạo, xống áo bù nâu”,... Trang phục hết

sức quan trọng là vậy, nhưng người dân đã làm ra nó thế nào ? chất liệu gì được sử dụng ? màu sắc, kiểu dáng nào được ưa chuộng là những điều đáng quan tâm, tìm hiểu. Có thể thấy được nhiều thông tin bổ ích nhờ những con số thống kê từ ca dao, tục ngữ. Xin xem bảng số liệu về mặc dưới đây :

Bảng 13: CÁC THÀNH TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẶC

TT

TRANG PHỤC Nội dung khác liên quan đến trang phục

Chất liệu Kiểu Màu sắc Đồ trang sức

Loại Số lượng Tỷ lệ % Loại Số lượng Tỷ lệ % Loại Số lượng Tỷ lệ % Loại Số lượng Tỷ lệ % Loại Số lượng Tỷ lệ %

1 Lụa 48 52.7 Yếm 51 58.6 Nâu

(sồng) 17 37.7 Nón lá/ ba tầm 9 23.6 Áo rách - vá may 15 37.5

2 The 11 12.1 Quần lá tọa 9 10.3 Thâm

(đen)

12 26.8 Guốc 6 15.7 Chất liệu

nổi tiếng

11 27.5

3 Đũi 8 8.8 Áo tứ thân 11 12.6 Trắng 7 15.5 Khăn nhiễu 5 13.1 Ăn ngon-

mặc đẹp

8 20.0

4 Gấm 6 6.6 Áo chân sứa 1 1.2 Xanh 4 8.9 Thắt lưng 4 10.5 Răng

-tóc

6 15.0

5 Điều 5 5.5 Áo cánh 6 6.9 Đỏ 2 4.4 Lược đồi

mồi/ ngà

3 7.8 - - -

6 Lĩnh 4 4.4 Khố 3 3.4 Tía/tím 2 4.4 Xà tích 3 7.8 - - -

7 Sồi 4 4.4 Áo tơi 4 4.6 Hồng 1 2.2 Kiềng bạc 2 5.3 - - -

8 Nhiễu 4 4.4 - - - Vàng 0 0 Chằm 2 5.3 - - - 9 Quao 3 3.3 - - - - - - Hài 2 5.3 - - - 10 - - - - - - - - - Hoa tai 1 2.7 - - - 11 - - - - - - - - - Giày mõm nhái 1 2.7 - - - 91 100% 87 100% 45 100% 38 100% 40 100% 28.6% 25% 13% 11% 12% Tổng số 341

Phân tích số liệu trong bảng thống kê và các biểu đồ có thể thấy rằng: Trong số 341 đơn vị ca dao, tục ngữ chứa nội dung về mặc/trang phục thì có 91 đơn vị , chiếm 31%) liên quan đến chất liệu trang phục, 87 đơn vị, chiếm 29% đề cập đến kiểu loại, 45 đơn vị, chiếm 15% thể hiện màu sắc và 38 đơn vị, chiếm 12% nói về đồ trang sức. Còn lại 40 đơn vị, chiếm 13% là phản ánh các nội dung khác. Điều đó cho thấy chất liệu trang phục được người dân ở đây đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w