3. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ QUA CA DAO, TỤC NGỮ
QUA CA DAO, TỤC NGỮ
Ẩm thực/ăn uống là một trong ba phương diện quan trọng bậc nhất của đời sống vật chất để đảm bảo sự tồn tại của mỗi cộng đồng. Theo cách nói dân dã thì đó là một trong ba cái: “cái ăn, cái mặc, cái ở” của con người. Con người muốn tồn tại sự sống thì không thể thiếu một trong ba yếu tố thiết yếu đó. Từ rất lâu người Việt đã ý thức được tầm quan trọng của cái ăn uống và điều này được phản ánh rất đậm nét trong kho tàng ca dao tục ngữ người Việt đồng bằng Bắc Bộ như “Có thực mới vực được đạo, “Người có ăn mới khỏe, mẻ không ăn thì mẻ cũng chết” có nghĩa là con người phải có cái ăn mới có sức làm việc để thực hành được đạo lý, nếu không có ăn thì đừng mong làm được những chuyện xa xôi, to tát gì. Và trong cuộc sống hàng ngày con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất“Có làm thì mới có
ăn”, “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Hay khi ốm đau bệnh tật phải chữa trị
kịp thời, uống đúng thuốc và đủ liều lượng thì mới chữa khỏi bệnh được “Ăn cơm đúng bữa, chữa bệnh kịp thời”, “Cơm phải rau, đau phải thuốc”, “Thuốc đắng dã tật”, “Cơm ba bát thuốc ba thang”
Đặc biệt ngày nay, khi xã hội phát triển, khả năng lao động sản xuất để làm ra của cải vật chất ngày càng được nâng cao. Việc ăn uống của con người không chỉ còn là nhu cầu tồn tại mà còn giúp cho con người có được những cái nhìn hoàn mỹ hơn cả về đời sống vật chất và tinh thần từ một nhu cầu tưởng chừng là rất tầm thường nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi cộng đồng. Qua đó, cho chúng ta thấy được những tri thức dân gian ăn sâu vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân đồng bằng Bắc Bộ và được ca dao tục ngữ lưu truyền từ đời này đến đời khác từ tri thức chế biến các loại sản vật nông nghiệp làm đồ ăn thức uống, đúc kết kinh nghiệm,… đến tri thức lựa chọn món ăn ngon - đặc sản của các vùng, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe .
Chính vì ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người nên thông qua ăn uống ông cha ta còn gửi gắm, ẩn dụ nhiều triết lý dân gian vào ca dao tục ngữ như: khuyên răn, giáo dục, phê phán, nhằm bồi dưỡng thêm tri thức ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, tri thức về đạo lý và văn hóa người Việt. Loại nghĩa ẩn dụ nói về các vấn đề triết lý xung quanh đời sống con người chiếm 20.24% tổng số ca dao tục ngữ nói về ăn uống. Ví dụ như: “Miếng ăn là miếng
nhục”, “Ăn cháo đái bát”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”, “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ăn” , “Trách ai đặng cá quên nơm // Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành”, “Chớ ăn cây táo rào cây sung”,… Hay trong quan hệ ứng xử vợ chồng,
người vợ Việt được ca dao, tục ngữ sử dụng những hình ảnh bếp núc để ghi lại những hành động của người phụ nữ cư xử hết sức khôn ngoan, dịu dàng:“Chồng
giận thì vợ bớt lời// Cơm sôi nhỏ lửa thì đời nào khê”;
Hay“Chồng giận thì vợ bớt lời// Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”…
Việc hiểu nghĩa toàn bộ kết cấu của loại nghĩa ẩn dụ này không xuất phát từ việc hiểu nghĩa cụ thể của các thành tố, yếu tố. Nói một cách khác nghĩa của toàn bộ kết cấu là tổng hòa nghĩa của tất cả các nghĩa cấu thành nó chứ không phải bằng cách cộng nghĩa thuần túy của các nghĩa cụ thể. Ví dụ: “Bưởi cũng tham, cam cũng muốn”. Ở đây nghĩa của toàn bộ kết cấu không phải là con số cộng giữa hai thành tố giữa “bưởi cũng tham” cộng với “cam cũng muốn” mà được hiểu theo cách biểu trưng hóa. Nghĩa là khi hoạt động ở trong kết cấu này thì ý nghĩ thường trực của kết cấu bị triệt tiêu thay vào đó là nghĩa hình tượng “con người” có lòng tham lam, cái gì cũng muốn.
Tuy nhiên, ngay trong các cấu trúc được hiểu theo nghĩa ẩn dụ các hình tượng, không phải trường hợp nào nghĩa của từng thành tố trong các kết cấu cũng mất đi hoàn toàn. Tùy từng hoàn cảnh, có khi nghĩa cụ thể của từng thành tố chỉ bị mờ nhạt đi ít nhiều . Ví dụ: “Gạo da ngà, nhà gỗ lim”, “Nhà ngói cây mít” Được hiểu với nghĩa hình tượng là nhà giàu ở thôn quê đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ở đây nghĩa cụ thể của “nhà ngói” và “cây mít”, “gạo da ngà” và “nhà gỗ lim” vẫn không bị mất đi mà chính nó là cơ sở để cho ta hiểu nghĩa hình tượng là “nhà giàu”. Nói cách khác thì nghĩa của toàn bộ kết cấu không được hình thành bằng con đường biểu trưng hóa toàn bộ. Nó được hiểu bằng hình ảnh so sánh mang tính chất tượng
trưng. Với quan niệm của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trước đây thì “nhà giàu” là các gia đình phải có nhà ngói, gỗ lim, thưởng thức sản vật ngon và vườn tược, trong đó cây mít là loại cây ăn quả tiêu biểu cho sự phú quý của người ở nông thôn.
Bởi lẽ, ăn uống của người Việt có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của con người và xã hội như vậy nên qua khảo sát thống kê trong 4 tập ca dao, tục ngữ chúng tôi đã thu thập được 3.096 đơn vị có nội dung thuộc về văn hóa đảm bảo đời sống (ăn, mặc, ở, đi lại) của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó có tới 2.235 đơn vị nói về ẩm thực, chiếm 72.2% .
Có thể nói ẩm thực có tần số xuất hiện cao nhất trong bảng phân bố chung của văn hóa đảm bảo đời sống. Xin xem các bảng dưới đây:
Bảng 5: Tần số xuất hiện của các thành tố văn hoá đảm bảo đời sống
Thứ tự Các thành tố văn hoá Tần số xuất hiện Tỷ lệ %
1 Ăn uống/ ẩm thực 2.235 72.2
2 Mặc 341 11.0
3 Ở 192 6.2
4 Đi lại 328 10.6
Tổng số 3.096 100
Biểu đồ 1: Tần số xuất hiện của các thành tố văn hoá đảm bảo đời sống
Nếu như ca dao tục ngữ là sáng tạo gắn cuộc sống thường nhật và được tích lũy qua nhiều thế hệ thì số liệu trong bảng 1 cho thấy Ẩm thực là lĩnh vực được
người Việt đồng bằng Bắc Bộ dành cho sự quan tâm đặc biệt. Cũng trên cơ sở phân tích định lượng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự quan tâm này.
Dựạ vào nội dung phản ánh của các đơn vị ca dao tục ngữ nói về ẩm thực của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi đã chia 2.235 đơn vị đã thống kê được thành các loại hình dưới đây:
Bảng 6: Ca dao, tục ngữ về ẩm thực được thể hiện qua các loại hình
Thứ tự Thể hiện qua các mặt Tần số xuất hiện Tỷ lệ %
1 Đặc sản ẩm thực 393 17.6
2 Kinh nghiệm ẩm thực 1.136 50,8
3 Ẩm thực với chăm sóc sức khỏe 226 10,2
4 Ẩm thực với mối quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý
480 21.4
Tổng Số 2.235 100