Phương pháp tiếp cận liên ngành

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 26 - 28)

3. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp tiếp cận liên ngành

Nghiên cứu khoa học trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay nói chung, ngành khoa học xã hội nhân văn nói riêng đều hướng đến liên ngành hóa. Đã có không ít trường đại học, cơ quan nghiên cứu trên thế giới có kế hoạch xây dựng chương trình nghiên cứu và đào tạo liên ngành hóa nhưng hiện nay ngoài lĩnh vực Khu vực học chưa thấy xuất hiện khoa liên ngành nào. Vì mục đích cơ bản của hầu hết các lĩnh vực khoa học là phân tích các yếu tố chứ không phải là tổng hợp các yếu tố nên ít cần đến phương pháp tiếp cận liên ngành. “Nghiên cứu liên ngành là nghiên cứu một phương pháp riêng để hiểu toàn thể. Chính vì vậy không có phương pháp tiếp cận liên ngành thì Khu vực học không có được kết quả nghiên cứu tổng thể và khách quan. Nghiên cứu Khu vực học là hiểu toàn thể khu vực bằng cảm tính

và biểu hiện kết quả đó bằng phương pháp liên ngành. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu liên ngành giống như thuật ngữ Khu vực học, nếu số lượng thuật ngữ càng nhiều thì biểu hiện đặc tính khu vực càng phong phú” [36, tr.13].

Như đã nói ở trên, mỗi khu vực nghiên cứu đều có những đặc tính riêng. Ví dụ: Nghiên cứu về khu vực châu thổ sông Hồng, trước hết chúng tôi thấy tính đặc

trưng rõ nét nhất là văn hóa trồng lúa nước và nông thôn làng xã,… Trong quá

trình tìm hiểu lịch sử khu vực đồng bằng sông Hồng, mỗi nông dân làm nông nghiệp trên nhiều mảnh đất nhỏ, manh mún với kỹ thuật thô sơ, thâm canh và đổi công. Cho nên họ cần phải tổ chức một cộng đồng sản xuất gắn kết với cộng đồng xã hội. Đó chính là làng xã đồng bằng sông Hồng, là kết quả của tác động giữa môi trường tự nhiên và con người của khu vực đồng bằng sông Hồng. Vì vậy nếu không có kiến thức kỹ thuật cấy lúa và lịch sử cộng đồng của người nông dân ở đồng bằng sông Hồng thì không thê hiểu được tính đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Hồng. Vì thế phương pháp khoa học Khu vực học được cá tính đặc trưng của khu vực học quyết định.

Một chuyên gia không thể nghiên cứu nhiều lĩnh vực được. Vì vậy nghiên cứu liên ngành Khu vực học phải là nghiên cứu nhóm. Phương pháp liên ngành nhóm chia ra ba loại [36, tr.26]:

Loại 1: Đa ngành (Multiscipline) là một nghiên cứu nhóm được tập trung vào một khu vực nhưng các lĩnh vực nghiên cứu lại bằng phương pháp riêng. Cho nên mặc dù nghiên cứu nhóm nhưng kết quả nghiên cứu độc lập với nhau, ít có quan hệ với các lĩnh vực khác. Vì vậy nghiên cứu đa ngành chưa có kết quả tổng hợp để quyết định cá tính của khu vực.

Loại 2: Hợp tác các ngành (Transdiscipline) là các lĩnh vực trao đổi kết quả nghiên cứu với nhau để tương đối hóa kết quả của lĩnh vực riêng. Kết quả nghiên cứu đó có nhiều kiến thức của các lĩnh vực khác nhau, làm cơ sở tham khảo cho lĩnh vực nghiên cứu cá nhân nhưng chưa là cơ sở để trở thành một kết quả nghiên cứu trường hợp.

Loại 3: Liên ngành (Interdiscipline) là cả nhóm nghiên cứu toàn thể, tổng hợp kết quả của mỗi lĩnh vực để quyết định cá tính khu vực.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 26 - 28)