Màu sắc trang phục

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 72)

4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý

1.3 Màu sắc trang phục

Màu sắc là một chỉ báo về tính cách của cư dân. Màu sắc trang phục của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ có thể nhận biết qua ca dao, tục ngữ gồm 7 màu chính (45/341 đơn vị) và tần số xuất hiện theo thứ tự giảm dần đó là: màu nâu (sồng) 17 đơn vị (37,7%); thâm đen 12 đơn vị, (26.8%); trắng 7 đơn vị, 15.5%),

xanh/lơ 4 đơn vị (8.9%), tía/tím, 2 đơn vị (4.4%), đỏ 2 đơn vị (4.4%), hồng 1 đơn vị (2.2%).

Màu nâu (sồng) và thâm đen có tần số xuất hiện cao nhất nói lên khá nhiều về chủ nhân của nó. Để phù hợp với công việc hàng ngày trên đồng ruộng, phần lớn người dân lao động đồng bằng Bắc Bộ mặc quần áo nhuộm màu nâu, màu thâm đen. Vì thế màu nâu và màu đen chiếm vai trò chủ đạo trong trang phục của họ. Thuốc nhuộm vải thành màu nâu, màu thâm được chế biến từ củ nâu, lá sòi,… Sau khi nhuộm, vải được nhấn xuống bùn, rồi lấy bùn trát lên, phơi khô, gạt bỏ rồi lại cho bùn đắp vào cho đến khi vải có màu nâu đen. Áo cánh thường có màu nâu non, quần có màu nâu già. Còn các màu như trắng, đỏ, xanh, tím không được dùng phổ biến mà chủ yếu dùng cho trang phục của các cô gái chàng trai trẻ con nhà quý tộc, giàu có.

Có một điều là màu vàng hoàn toàn thiếu vắng trong ca dao, tục ngữ. Phải chăng hiện tượng này có nguyên nhân từ những kiêng cấm của chế độ phong kiến. Theo đó, màu vàng chỉ được sử dụng cho trang phục của Vua Chúa chứ người nông dân lao động tay lấm chân bùn không được dùng.

Đến thế kỷ XVII, XVIII, XIX màu sắc chủ đạo trong trang phục thường ngày vẫn là màu nâu, thâm, các màu sắc khác ít được sử dụng. Những lúc gia đình làng xóm có công có việc họ thường mặc những chiếc áo màu xanh/lơ, nói một cách tao nhã là màu Thanh cát.

Khoảng đầu thế kỷ XX, khi có sự tiếp xúc giao lưu với văn hoá phương Tây, các bộ âu phục, trang phục theo kiểu phương Tây dần dần có mặt trong trang phục hàng ngày của người dân đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên cũng chưa nhiều. Cùng với sự phát triển của công nghiệp dệt may, ngày nay trang phục đã trở nên đa sắc hơn cả về chất liệu, màu sắc cho đến kiểu dáng. Những trang phục truyền thống của phụ nữ là:

Khăn nhung vấn tóc cho vừa Đi giầy mõm nhái, đeo hoa cánh bèo

Giầy ban bóng láng nuột nà Khăn xếp chữ nhất, quần là nếp tư

đã trở thành hoài niệm và chỉ còn trong ca dao, tục ngữ hoặc các tác phẩm văn học.

1.4Đồ trang sức và phục trang bổ trợ

Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã sử sụng đồ trang sức kết hợp với trang phục của mình cả trong việc đồng áng và cả khi đi hội hè để làm đẹp, làm duyên cho mình từ rất sớm. Tuy nhiên, có thể đây là loại hình phục sức không phổ biến với người bình dân nên trong ca dao, tục ngữ có 38/341 đơn vị, trong đó chủ yếu nói đến đồ trang sức của người phụ nữ được coi là phục sức xa xỉ, bao gồm 11 loại đồ trang sức được phân bố như sau: nón lá/ba tầm 9 đơn vị (chiếm 23.6 %), guốc mộc 6 đơn vị (chiếm 15.7%), khăn nhiễu 5 đơn vị (chiếm 13.1%), thắt lưng 4 đơn vị (chiếm 10.5 %), xà tích 3 đơn vị (chiếm 7.8%), lược đồi mồi/ngà 3 đơn vị (chiếm 7.8%), kiềng bạc 2 đơn vị (chiếm 5.3%), chằm 2 đơn vị (chiếm 5.3%), hài thêu 2 đơn vị (chiếm 5.3 %), hoa tai 1 đơn vị (chiếm 2.7%), giày mõm nhái 1 đơn vị (chiếm 2.7%).

Trong số phục trang bổ trợ, cái nón lá được đề cập đến nhiều hơn cả. Cái nón vừa là vật dụng đội đầu che nắng, che mưa khi trời nóng còn làm quạt mát của người nông dân đi làm đồng, vừa là đồ trang sức để các cô gái làm duyên. Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón,. v.v. Quai đeo được làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Có một số loại nón được làm rộng bản và phẳng đỉnh gọi là nón ba tầm hay là nón quai thao. Loại nón này được các bà, các chị thường sử dụng vào các dịp hội hè, hát đối giao duyên,…

Để bảo vệ đôi chân và nhiều khi cũng để làm sang, những người khá giả thường đi hài thêu hoặc giầy mũi nhái, người bình dân thì đi guốc, còn lại đa phần người nông dân đồng bằng Bắc Bộ xưa kia là đi chân trần/ chân đất. Vì thế, thành ngữ “Hai xoa ba đập” của các cụ ông trước khi lên giường đi ngủ vẫn còn nguyên

ý nghĩa. Các bà, các chị trước đây còn trang trí, làm duyên cho mình bằng cách đeo thêm hoa tai, kiềng bạc ở cổ, đeo bộ xà tích làm dây lưng hay quàng chiếc khăn gấm, nhiễu khi mùa đông đến. Tất cả các loại đồ trang sức được khoác lên mình, đã làm cho các bà, các chị trở nên, lấp lánh, điệu đà hơn khi đi du xuân hay đi trẩy hội.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảm bảo đời sống của người việt đồng bằng bắc bộ qua ca dao, tục ngữ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w