Kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 117 - 120)

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, kết cấu đảm nhận các chức năng khá đa dạng như bộc lộ chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả..., tạo ra “tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [84; 156]. Như vậy, nói đến kết cấu là nói đến “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [63; 143]. Nó thể hiện q trình tư duy sáng tạo của nhà văn và quá trình vận động của tư duy ấy. Đối với những tác phẩm tự sự cỡ lớn như tiểu thuyết, kết cấu càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn sáng tác, ở Việt Nam cũng như thế giới luôn song hành các tác phẩm viết theo lối truyền thống và hiện đại. Bởi mỗi xu hướng sáng tác đều có những thành cơng lẫn hạn chế nhất định. Xét cho cùng, khi viết theo thi pháp truyền thống, người viết vẫn nỗ lực đổi mới về nội dung cũng như ở nghệ thuật trần thuật. Một trong những biểu hiện của việc tôn trọng kết cấu truyền thống là nhà văn thường sử dụng kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính.

Kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính là các sự kiện được lắp theo trục thời gian tuyến tính: sự kiện xảy ra trước sẽ kể trước, sự kiện xảy ra sau sẽ kể sau. Ở truyện có kết cấu tuyến tính, các sự kiện và tình tiết thường tuân thủ sự chuyển tiếp thời gian từ quá khứ đến hiện tại dọc theo số phận của nhân vật. Tiểu thuyết về đề tài nông thôn giai đầu thế kỷ XXI vẫn tuân thủ kết cấu truyền thống nhưng khơng cứng nhắc mà ln có sự “biến hóa” linh hoạt trong khung truyền thống. Đó là lý do chúng tôi sử dụng thuật ngữ “nối dài” để nói về đặc điểm lối viết truyền thống của tiểu thuyết về nông thôn giai đoạn này. Đây là lối kết cấu một mặt làm cho đời sống xã hội nông được biểu hiện một cách nhất quán, sinh động, mặt khác kết cấu tác phẩm cũng được tổ chức một cách chặt chẽ, logic nhất. Những tác phẩm Chớm nắng (Nguyễn Hữu Nhàn), Ma làng (phần 1), Ông Mãnh về làng (phần 2) (Trịnh

Thanh Phong), Giữa cõi âm dương (Thu Loan), Trăm năm thống chốc (Vũ Huy Anh), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Cọng rêu dưới đáy ao (Võ Văn Trực), Ao bèo gợn sóng (Nguyễn Trung Tiết), Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh)… tiêu biểu cho lối kết cấu này.

kiện, biến cố của lịch sử từ cải cách ruộng đất, q trình hợp tác hóa nơng nghiệp miền Bắc, chiến tranh giành độc lập thống nhất ở miền Nam đến chiến tranh biên giới phía Bắc, thời hậu chiến và thời mở cửa. Những sự kiện, biến cố lịch sử đều được soi chiếu qua số phận của người dân làng Đoài, bi kịch của dịng họ Hồng Kỳ, sự sụp đổ của gia đình thương nhân Đức Cường sau giải phóng, cuộc đời chìm nổi của tỉ phú Đào Kinh, con đường vươn tới quyền lực của Trần Tăng… Mỗi sự kiện, biến cố lại làm nên một mạch chuyện. Do đó, dù có thể Dưới chín tầng trời vẫn nằm trên “đường ray quen thuộc của tiểu thuyết hiện thực cổ điển” [128] nhưng khơng vì vậy mà tác phẩm thiếu sự tìm tịi làm mới cách viết. Ngược lại, tác giả đã vận dụng thi pháp nghệ thuật hiện đại (lắp ghép, xáo trộn không - thời gian…) trong khn hình truyền thống ấy. Dẫu tác phẩm trải rộng theo không gian và thời gian gần hết thế kỷ từ Bắc vào Nam, chiến trường và hậu phương, làng quê ra thành phố, biên giới và hải đảo, thậm chí theo chân những người di tản, vượt biên… nhưng trung tâm của sự soi chiếu vẫn là một làng Đoài của đồng bằng Bắc Bộ. Các sự kiện được ghép nối với nhau theo từng tuyến thời gian/không gian lớn. Như tuyến thời gian/không gian miền Nam ở chương 4 (Vầng trăng bóng quỷ): cuộc chiến tranh miền Nam, qua chương 7 (Tấm lòng cao cả): đất nước vừa giành được độc lập (1975), đến chương 11 (Cuộc gặp gỡ bất ngờ): trở lại miêu tả cuộc chiến tranh. Như vậy, thời gian/không gian trong tác phẩm không phát triển đơn tuyến mà trải rộng đa chiều, đa hướng dù nhìn tổng quát vẫn là từ quá khứ đến hiện tại. Ở các sự kiện, tác giả khơng tn theo tuyến tính thời gian là vì thời gian/khơng gian phụ thuộc vào sự di chuyển, hoạt động của các nhân vật. Mỗi nhân vật là mỗi “tấn trò” khác nhau nhưng lại quyện lẫn vào nhau. Sự gãy khúc khơng gian/thời gian chính là những thăng trầm của lịch sử, những nổi trôi của số phận nhân vật đã được tác giả sắp đặt một cách khéo léo. “Hình hài” cốt truyện theo lối tuyến tính bề ngồi đã che khuất một kết cấu trần thuật khá hiện đại bên trong với sự “đồng hiện” giữa quá khứ và hiện tại, với những mảng không - thời gian trái trật tự thơng thường... Việc kết hợp giữa cốt truyện tuyến tính ở lớp “vỏ” diễn ngơn bề ngồi và sự xáo trộn trật tự trong lòng tự sự mang lại cho Dưới chín tầng trời một dáng dấp

mới: sự tĩnh lặng bên ngồi nhưng đầy sóng ngầm dữ dội bên trong như chính tên truyện rất hấp dẫn người đọc.

Kết cấu truyện Ma làng (phần 1) và Ông Mãnh về làng (phần 2) là hiện thực nông thôn kéo dài từ thời kỳ đổi mới cuối thập kỷ 1980 đến thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Phần một của truyện tập trung vào thời kỳ đổi mới với việc chuyển đổi cơ chế

từ hợp tác xã sang khốn ruộng, xóa bỏ bao cấp (Ma làng). Phần hai tập trung vào cơ chế mở cửa thị trường (Ông Mãnh về làng)... Hai giai đoạn phát triển đất nước ứng với ba thế hệ lãnh đạo làng Lộc. Thế hệ đầu tiên là ơng Tĩnh, bí thư Thê, chủ tịch Tịng. Đây là thời kỳ những kẻ xấu như Thê và Tòng câu kết trục lợi, hãm hại dân lành, gây ra bao mất mát, khổ đau cho người dân làng Lộc như Ló, Nghiệp, Mưa... Thế hệ thứ hai sau đổi mới là chủ tịch Lập, bí thư Thành, Tâm, Lường... Thế hệ này Tâm, Thành, Lập là những người có tài và có đức đã đưa được làng Lộc ngày một khởi sắc hơn. Những kẻ gây cái ác phải trả giá. Lão Tòng bị rắn độc cắn chết, Lại phải bỏ làng đi biệt xứ, Ất thì hóa điên mãi mới được chữa khỏi. Thế hệ thứ ba của làng Lộc gồm có kẻ cơ hội là chủ tịch Ất và bí thư Lúa - người vốn tốt nhưng vì cám dỗ của đồng tiền và quyền lực nên dần bị tha hóa. Sự tha hóa trở thành hệ thống khi mà khơng lâu sau đổi mới, Tâm cay đắng nhận ra: “Rồi mai đây, cái gì cũng mua được” và làng Lộc đang biến chuyển theo hướng đó. Chiếm phần lớn sự kiện trong hai tác phẩm là những vấn đề đau xót trong đời sống chính trị, kinh tế và con người, sự đấu tranh co đi kéo lại giữa thiện - ác, chính - tà. Tuy nhiên, điều đáng quý ở tác giả Ma làng là nhà văn đã đưa ra được cái nhìn lạc quan xuyên suốt tác phẩm. Nền tảng lạc quan của Trịnh Thanh Phong được đặt vào cụ Tĩnh, vào Tâm - con cụ Tĩnh, vào Dỏ, đặc biệt vào Nghiệp và Lập... Nhờ đó mà sau bao đổ bể của nền kinh tế do kẻ xấu và dốt nát gây ra, làng Lộc vẫn đứng vững. Trung thành với cách kể theo lối truyền thống và bằng cái nhìn tinh tường, sắc bén, Trịnh Thanh Phong đã “lật mặt” đúng bản chất xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Vậy nên, dẫu lối viết của ông chưa nhiều cách tân, vẫn hấp dẫn được người đọc. Các tác phẩm Chớm nắng, Cọng rêu dưới đáy ao, Giữa cõi âm

dương, Đội gạo lên chùa... cũng có kết cấu truyện theo lối tuyến tính được vận

động theo những thăng trầm của cuộc đời nhân vật.

Nhìn chung, những tiểu thuyết viết theo thi pháp truyền thống phản ánh một cách đầy đủ và trung thực những trải nghiệm của đời sống nông thôn đương đại. Về mặt tự sự, nó hấp dẫn người đọc trước hết bằng nội dung chuyện kể, bằng những diễn biến đời sống của một nhân vật mang tính cách giống hay khác với họ. Tính thẩm mỹ của tiểu thuyết bộc lộ ở sự hài hoà, nhất quán của tổng thể và các phân đoạn khiến câu chuyện mạch lạc, lôi cuốn. Về cấu trúc, lối viết truyền thống dựa trên một cốt truyện dễ thu hút sự chú ý của người đọc và câu chuyện phải đi tới một kết thúc có hậu theo đúng “trật tự quen thuộc của đời sống”.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 117 - 120)