Mặt trái của q trình đơ thị hóa nơng thơn cùng những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đã và đang làm biến đổi, bào mòn nhiều giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của nơng thơn. Nguy hại hơn, nó khiến đạo đức, lối sống của một bộ phận nông dân xuống cấp nghiêm trọng. Người nhà quê vốn chân chất, mộc mạc trong lối sống và cách sống. Vậy nhưng lão Tòng (Ma làng) đã mang cái “tân tiến” về cho làng Lộc nghèo khó những băng đĩa đồi trụy để đầu độc giới trẻ mà ngay cả một cô gái hiền lành như Mưa cũng bị cám dỗ dẫn đến hậu quả khơng chồng mà chửa. Mẹ con Ló vơ tình trở thành những kẻ móc nối, mơi giới mại dâm phục vụ cho những ý đồ đen tối của Lại và Ất ở làng Lộc (Ông Mãnh về làng). Thao (Thần
thánh và bươm bướm) cũng bắt chước ý tưởng lãng mạn điên rồ phương Tây khi bắt
vợ trần truồng ra ngồi đê tắm mưa, giao hoan. Sự tha hóa về nhân cách và băng hoại về đạo đức ở Thao cịn ở khơng ít lần Thao nhen nhóm những ý nghĩ dục tính với con gái của đồng đội cũ. Nghiêm trọng hơn, Thao đã “vượt biên” giới hạn làm người khi bắt chước thằng con xưng “thánh” để chữa bệnh cho Liên bằng phương pháp tình dục. Nhưng may thay, vết sẹo trên cơ thể Liên đã khiến Thao bừng tỉnh. Nếu Hoa và Lưu cá ngựa (Ngư phủ) bất chấp luân thường đạo lý trở thành những kẻ cuồng dâm, thì với Xoan, việc làm tình với đàn ơng lại được xem như thú tiêu khiển trong cuộc sống của mình. Đây là những biểu hiện của sự băng hoại nghiêm trọng về lối sống, sự lệch lạc về tư tưởng, thói học địi thực dụng khi tiếp nhận cái mới một cách dễ dãi của người nông dân. Với Săk (Giữa cõi âm dương), những thứ hàng hóa và đồ ăn được chiêm ngưỡng từ một lần xuống chợ huyện thật hấp dẫn bởi nó khác xa với cuộc sống tù túng quanh năm nghèo đói của làng Kơ Tung. Sự tiếp nhận lối sống đua địi, thực dụng thiếu chọn lọc khiến Săk ln cảm thấy chán ghét cảnh ngày ngày cuốc đất, chặt cây, làm cỏ và trượt dài trong tội lỗi trộm cắp, cướp tiệm vàng. Trong Gia phả của đất, ba thằng con của ông Cản là mầm mống cho những tệ nạn ở xã Thanh Bình: nghiện hút, xóc đĩa và tổ tơm, ăn cắp vặt. Ơng Hai Sao là một tỉnh ủy viên (Đường tới hạnh phúc) nhưng hai thằng con Chiến và Thắng lại gieo rắc lối sống suy đồi cho xóm ấp nghèo của miền Tây Nam bộ. Sau này Chiến trở thành phó chủ tịch huyện nhưng với bản chất chơi bời, hắn vẫn tụ tập ăn chơi trác táng, thậm chí đầu độc, dẫn dắt cả thế hệ trẻ như Thắng, Bình đi vào con đường trụy lạc. Quá trình đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi để người dân tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Song tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và đơ thị hóa như một “viên thuốc bọc đường”, một thứ “hương xa lạ” cám dỗ thực sự khó cưỡng khiến con người ta trượt dốc đạo đức. Nó đã làm phát sinh xung đột văn hóa ở nơng thơn Việt Nam tạo ra một thứ văn hóa lai căng, dị
dạng. Biểu hiện cụ thể là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận nông dân gồm nhiều thành phần, lứa tuổi mà các nhà văn đầu thế kỷ XXI đã nghiêm túc phản ánh.
Tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI đã thực sự khẩn thiết cảnh báo về lối sống lệch lạc của một bộ phận tầng lớp nông dân hiện nay. Nguy hại hơn khi sự tha hóa về nhân cách, băng hoại về đạo đức lối sống ấy không kể lứa tuổi hay giới tính. Sự tiếp nhận quá nhanh và thiếu chọn lọc lối sống mới đã làm biến đổi, thậm chí triệt tiêu nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của làng xã. Quan hệ xã hội và cả quan hệ tình cảm gia đình cũng bị lung lay bởi những thước đo mới, phơi pha tính chất thuần nơng của văn hóa làng quê.