Nông thôn trong thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 51 - 55)

Chiến tranh kết thúc, người nông dân phải đối mặt với hiện thực khốc liệt không kém như từng đối mặt với kẻ thù: nỗi ám ảnh về đói nghèo và di chứng của chiến tranh. Cái đói và miếng ăn đã từng day dứt trên từng trang viết của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… trước Cách mạng tháng Tám, cái đói và miếng ăn tiếp tục ám ảnh trong nhiều tác phẩm của các nhà văn sau 1986 với Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Lão Khổ (Tạ Duy Anh)… Bước sang đầu thế kỷ XXI, cái đói và miếng ăn vẫn là chủ đề của tiểu thuyết viết về nông thôn qua các tác phẩm

Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Bão đồng (Cao Năm), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế

Hùng), Đất thức (Trương Thị Thương Huyền), Đường tới hạnh phúc (Mai Bửu Minh)... Dịng sơng Mía của Đào Thắng cho thấy sức tàn phá ghê gớm của cái nghèo đói cơ hàn. Dịng sơng Châu Giang đầy ắp phù sa cho những con người nơi đây vị ngọt của mía đường, vậy mà người dân làng Mía vẫn khơng sống nổi với nghề. Lịch sử chuyển mình nhưng đói nghèo vẫn bám riết vận mệnh người nông dân từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trước Cách mạng, nó đày đọa những người như bà Mến, cu Lẹp, ông Chép… Cách mạng rồi, mẹ con chị Cả Thuần vẫn phải sống nhờ vào những thứ tưởng chỉ để ni bị, ni lợn. Hịa bình lặp lại, đói nghèo vẫn như một nỗi khổ đau đeo đẳng những đứa con của Châu Giang như Khuê. Trong Bão đồng, trải dài khắp các trang viết của Cao Năm là nỗi lo “chạy đói” triền miên của dân làng Phương Lưu. Nguy hại hơn, các nhà văn đã chỉ ra rằng: đói nghèo, tù túng, lạc hậu khơng chỉ làm cho con người ta khổ, mà cịn có nguy cơ làm băng hoại nhân cách con người. Hương (Họ vẫn chưa về) lén bớt xén thức ăn của trại nuôi hươu hợp tác giấu vào trong ngực, trong bẹn mang về cho gia đình người yêu đang phải ăn củ mài, củ chụp, cây khủa đến phù cả mặt. Ló (Ma làng) trở thành kẻ cắp, đi vay chằng và hành thêm nghề “bắc chõ nghe hơi”...

Cách thức làm ăn khơng cịn phù hợp đã đẩy người dân vào cảnh phải gồng mình lên vì đói từng được tiểu thuyết về nơng thơn sau 1975, đặc biệt từ sau 1986 đến cuối những thập niên 90 phản ánh một cách thẳng thắn. Đến đầu thế kỷ XXI, hiện thực đó được bóc tước trần trụi bằng những mâu thuẫn, xung đột nghiêm trọng. Người nông dân dù được làm chủ trong lao động nhưng khơng có quyền làm chủ tư liệu sản xuất khi những thay đổi cơ chế kia trở thành cuộc truy bức, áp đảo vào khuôn hợp tác xã, để lại khơng ít thương tổn cho mỗi người dân thôn quê. Hậu quả là dẫn đến hiện tượng li khai của cá nhân với tập thể như Lưới (Ổ rơm), Hiền (Cọng

rêu dưới đáy ao), lão Trạc (Gia phả của đất), ông Tư Điền (Đường tới hạnh phúc)...

Lý giải nỗi khổ cực của người nông dân, tiểu thuyết về nông đầu thế kỷ XXI không chỉ dừng lại việc chỉ ra xung đột giữa phương thức làm ăn cũ và mới như các tác phẩm giai đoạn trước, mà còn cho thấy xung đột trong cả cách ứng xử, quan hệ giữa con người với con người và trong chính mỗi con người. Khổ cực vì cái đói, cái nghèo là thế nhưng khi chuột cắn ruộng lúa, lão Khủng (Cổng làng) lại thủng thẳng, thản nhiên: “xài hết ruộng nhà mình, rồi nó sẽ tấn cơng sang những ruộng bên cạnh. Nó tấn cơng cả cánh đồng” [272; 152]. Qua Cổng làng, Nguyễn Thanh Cải đã tạo

dựng bức tranh làng quê hỗn độn bởi lối làm ăn tự phát một nhà bắt rươi, cả làng cùng bắt, một nhà trồng mướp, cả làng cùng trồng. “Đầu vào” nhiều mà khơng có “đầu ra” dẫn tới thất bại thảm hại. Thảm trạng kinh tế nông thôn bừa bộn, đời sống nông dân nhếch nhác, những ngờ vực, xung đột lại tiếp tục nảy sinh dẫn đến cách ứng xử thơ bạo của người nơng dân lên chính mảnh đất mà mình sinh sống và cả mối quan hệ xóm giềng. Những vụ xơ xát giữa các xóm, các đội sản xuất trên cánh đồng xã Thanh Bình (Gia phả của đất), cuộc đụng độ giữa đội gặt Phương Lưu và Phương Trì trên cánh đồng Mái (Bão đồng)... đều trở thành cuộc chiến căng thẳng không khoan nhượng của những xã viên trong cùng một hợp tác xã.

Có thể thấy, đói nghèo là chủ đề ln được tiểu thuyết viết về nông thôn đề cập trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay. Dường như “cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, một nỗi ám ảnh đau đớn của nhân dân ta suốt bao nhiêu thế kỷ… cái đói trở thành một tai họa triền miên, dai dẳng đã chi phối đến cả những tập tục có tính chất tơn giáo của người Việt” [143; 179]. Các nhà văn viết về nơng thơn muốn gửi gắm thơng điệp gì qua chủ đề vốn dĩ đã quá cũ kỹ này? Nó nói lên điều gì của xã hội Việt Nam và nơng thơn Việt Nam? Phải chăng, nghèo đói là một vấn đề hệ trọng khơng chỉ trong quá khứ mà luôn hiện hữu ở nơng thơn trong bất cứ thời đại nào. Nó là những trăn trở của người cầm bút sáng tác nhưng còn ở cả ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng của một quốc gia, một dân tộc. Bức tranh nơng thơn Việt Nam vì thế khơng chỉ được đặt trong một nhận thức mới và tư duy phản biện theo mạch nguồn của tiểu thuyết về đề tài nơng thơn giai đoạn trước, mà cịn đặt ra những vấn đề bất ổn của đời sống đã và đang tồn tại làm bỏng rát tâm hồn người nơng dân.

Bên cạnh đói nghèo lạc hậu, những di chứng của chiến tranh cũng là nỗi ám ảnh, dày vị người nơng dân cả thể xác lẫn tinh thần. Những tiểu thuyết như Dịng

sơng Mía, Ba người khác, Gia phả của đất, Dưới chín tầng trời, Cuồng phong, Thời của thánh thần, Thần thánh và bươm bướm… đều lột tả bi kịch của người nông dân

thời hậu chiến. Khuê trong Dịng sơng Mía, từ chiến trường trở về làng với tham vọng khơi phục nghề làm mía gia truyền và vực dậy thanh thế dịng họ Đồn, nhưng gánh nặng trách nhiệm với người mẹ phát bệnh điên đã dẫn đến xung đột với vợ con khi anh chưa thể làm tròn trách nhiệm của người cha, người chồng. Anh rơi vào một chuỗi bi kịch: nhà cháy, mẹ chết, vợ con coi thường. Cuối cùng, Khuê quyết rời khỏi làng Mía mà anh gắn bó máu thịt, rời khỏi mảnh đất thân yêu nhưng cũng để lại cho anh khơng ít tổn thương, mất mát từ những ngày thơ ấu đến lúc xế chiều. Cái

gia tộc mười đời xưng hùng xưng bá ở làng Thanh Khê ấy cuối cùng đã “vỡ tung tóe”. Câu chuyện trong nội bộ một gia tộc như là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, phản chiếu lịch sử. Chiến tranh hiện lên tàn khốc trong từng số phận, từng gương mặt con người Việt Nam.

Viết về bi kịch hậu chiến của người lính - nơng dân, tiểu thuyết Thần thánh và

bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn đã có những bước chuyển sâu hơn trong cảm quan

về thực tại và thân phận người lính về làng. Người lính trở về làng được thể hiện trong những tác phẩm viết về nông thôn những thập niên sau 1980 đến sau 1990 như Sài (Thời xa vắng), Vạn (Bến không chồng)... rơi vào bi kịch của những người hùng khơng thể thích nghi được với đời thường dẫn đến tha hóa. Cịn người lính trở về làng trong Thần thánh và bươm bướm, bi kịch đó đã ở một tầm mức khác. Nó khơng đơn giản là bi kịch bị tha hóa mà cịn là bi kịch tự tha hóa. Thao là một điển hình khi anh phải đối diện và lựa chọn giữa cái “thiện lương” của người lính, của tình đồng đội với những ham muốn dục vọng, lợi ích cá nhân. Thao ln bị giằng xé giữa tư cách một người cựu binh với người chồng, người cha, người con của dòng họ và một cơng dân làng. Đó là sự giằng xé để hình thành những tính cách mới, những biểu hiện của con người thế tục chứ không phải một anh hùng. Bi kịch của Thao là ở đấy. Thiếu kỹ năng tồn tại trong môi trường thế tục cũng nghiệt ngã và khốc liệt không kém chiến tranh nên Thao đã vướng vào muôn vàn cái xấu xa, ti tiện vốn không phù hợp với một chiến binh. Thao nhìn trộm đứa con chữa bệnh trong buồng kín, lơi vợ ra làm tình ngồi bờ đê giữa đêm mưa, làm tình với vợ cả trong miếu thờ của đứa con trai, nhen nhóm dục tình với con gái đồng đội, mâu thuẫn với con cái, với anh em dòng họ, đốt cháy cả chuồng vịt của Đồng để trả đũa... Nhưng may thay, Thao đã vượt qua những ham muốn với Liên bởi tình đồng đội trỗi dậy ở ranh giới cuối cùng. Thao mua súng hịng níu giữ phẩm chất người lính cịn lại trong mình hịng “thể hiện” sức mạnh một quân nhân trước thằng “con rể” tương lai người Mỹ. Thao muốn giúp đỡ vợ chồng Lôi, giúp đỡ Quỳ nhưng không lường được những phức tạp của đời sống nên rơi vào bi kịch sâu sắc hơn Sài (Thời xa vắng), Vạn (Bến khơng chồng) là vơ tình phạm tội giết người và trả giá bằng bảy năm tù. Những đồng đội khác của Thao cũng phải chịu những rủi ro của thân phận người lính hậu chiến. Đứa con của Lơi là một quái thai bởi hậu quả của những năm Lôi ở chiến trường. Vinh giả sư để cướp tàu, làm bảo kê cho bọn đào mộ cổ. Thỏa vì nghèo đói mà theo cả làng bắt bươm bướm với hi vọng đổi đời. Những lời nói và hành động giẫm bẹp lồng bươm bướm của Thỏa khi chứng kiến

thằng con ơng Thích tỏ thái độ xấc láo với bà con là dồn nén tận cùng sự uất ức của bi kịch thân phận người lính hậu chiến: “mày hãy nhìn những vết thương đầy người tao đây! Khi tao xông vào đạn Mỹ đánh nhau thì bố mày chơi tổ tơm ở nhà, mày cịn chưa đẻ. Thế mà bây giờ chúng tao nghèo đói quá, chúng tao chạy theo bố mày để mong bớt nghèo đói, mày lếu láo khơng coi ai ra gì...” [288; 392]. Đứng trước kẻ thù người lính chỉ có một lựa chọn, nhưng đứng trước đời thường, họ phải đấu tranh trước nhiều lựa chọn khơng dễ dàng, trong đó có sự đấu tranh với chính mình.

Kế thừa những chủ đề quen thuộc về nghèo đói và di chứng của chiến tranh ở tiểu thuyết về nơng thơn những giai đoạn trước đó, nhưng tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI đã không tập trung mô tả cái nghèo qua từng bữa ăn hay cảnh nhếch nhác của làng q; cũng khơng đi sâu phân tích những vết thương thể xác và tinh thần. Các nhà văn giai đoạn này đã đẩy người nơng dân vào nhiều tình huống lựa chọn giữa sinh kế tồn tại và trách nhiệm với gia đình, dịng tộc và với chính bản thân mình. Đó là những lựa chọn khơng dễ dàng nhưng thể hiện cái nhìn nhân văn với ý thức cảnh tỉnh mạnh mẽ và thái độ đồng cảm sâu sắc về những chấn thương thể xác và bất an về tinh thần của người nông dân. Chiến tranh đã đi qua, nhưng làng q vẫn cịn đó nhiều điều nhức nhối. Sự nghèo đói, bất công, những tư tưởng lỗi thời về cách thức làm ăn, về ứng xử giữa con người với con người, hệ lụy của chiến tranh… vẫn cịn đó kìm hãm sự phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 51 - 55)