Nông thôn trong phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 49 - 51)

Nông thôn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nổi bật nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp. Vấn đề này, ngay tại thời điểm diễn ra đã được nhiều nhà văn lưu tâm, tạo nên những tác phẩm có tính thời sự. Giai đoạn 1945 - 1975, các tác phẩm như

Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Bão biển, Đất mặn (Chu Văn), Đất làng

(Nguyễn Thị Ngọc Tú), Cửa sông (Nguyễn Minh Châu), Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải), Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên), Ao làng (Ngô Ngọc Bội)… đã đều lấy bối cảnh nông thôn đang trong phong trào hợp tác xã và xây dựng xã hội chủ nghĩa với tinh thần đồn kết, khí thế thi đua sơi nổi cùng hình tượng “con người mới” trong lao động và chiến đấu.

Từ sau 1975 đến 1985, các tác phẩm Bí thư cấp huyện (Đào Vũ), Nhìn dưới

mặt trời (Nguyễn Kiên), Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn)... đã thể hiện sự chuyển

hướng rõ rệt từ chủ đề con người mới của văn học chống Mỹ sang chủ đề thế sự, đời tư. Những vấn đề được các nhà văn lựa chọn đều thực sự bức thiết như nạn

tham ô và nỗi khổ cực của người nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khơng cịn hợp thời. Từ sau 1986 đến cuối những thập niên 90, dưới tinh thần đổi mới, mảng hiện thực này được các nhà văn nhìn nhận đa chiều hơn, chủ đề hợp tác hóa tiếp tục được khai thác trong các tác phẩm Bến không chồng (Dương Hướng),

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Chuyện làng Cuội (Lê

Lựu), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường)… Mơ hình hợp tác hóa khơng cịn phù hợp, đời sống nơng thơn nhếch nhác, người nơng dân vẫn đói nghèo như trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hồi... trước cách mạng. Các nhà văn đã khơng ngần ngại phơi bày bức tranh nông thơn Việt Nam đang oằn mình vì nghèo đói, lạc hậu. Chính cái nghèo đã cột chặt cuộc đời người mẹ nông dân (Chuyện làng ngày ấy) vào vại cà đen xỉn “như vại cà của hàng vạn gia đình nơng dân Nghệ Tĩnh tồn tại đến hàng mấy thế kỷ... nước đen ngòm, dăm ba con dòi bị lúc nhúc” [297; 205]. Số phận người nơng dân vẫn tối tăm vì bị cái đói miếng ăn dày vị ghì sát đất.

Bước vào những thập niên đầu thế kỷ XXI, phong trào hợp tác hóa vẫn là chủ đề được tiểu thuyết về nông thôn đề cập trong các tác phẩm Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Chân trời mùa hạ (Hữu Phương), Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Bão đồng (Cao Năm), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế Hùng), Bí thư tỉnh ủy (Vân Thảo), Cổng làng (Nguyễn Thanh Cải), Đường tới hạnh phúc (Mai Bửu Minh)... Tuy nhiên, nếu các nhà văn giai đoạn trước chủ yếu tái hiện hậu quả lối làm ăn khơng cịn hợp thời của phong trào hợp tác hóa qua những hình ảnh đói nghèo, trì trệ, tù đọng của làng quê thì các nhà tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI lại xoáy vào sự mâu thuẫn gay gắt giữa cái cũ và cái mới bằng việc thể hiện những sự thật trần trụi, đầy nghịch lý gợi nhiều suy ngẫm. Kết quả của khí thế lao động rầm rộ là xã Chiến Thắng (Dưới chín tầng trời) “dẫn đầu trong phong trào vào hợp tác xã, bằng khen, giấy khen treo đầy văn phịng chủ nhiệm” [276; 115]; xã Đơng Phong (Cuồng phong) trở thành điển hình tiên tiến, mơ hình mẫu nhân ra toàn tỉnh, cả nước, được các nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ ngợi ca. Nhưng thực tế, năm nào trên huyện cũng phải giúp đỡ xã Chiến Thắng và người dân vẫn đói lả, quẩn quanh với dong luộc, khoai lang, “cả làng nhà nào cũng có người đi mót”. Xã viên đói nhưng hợp tác xã Chiến Thắng vẫn dẫn đầu toàn huyện về mọi mặt “vẫn trống giong cờ mở đón đồn cán bộ huyện về tham quan học tập mơ hình tiên tiến” [276; 117]. Ngọn cờ đầu Đơng Phong thì “phần lớn các nhà chỉ đủ lương thực trong nửa năm, cịn nửa năm vơ váo ở đâu đó để đắp điếm.” [273; 231]. Điều

nghịch lý là khắp vùng nơng thơn đói nghèo nhưng người nơng dân lại dửng dưng với đồng ruộng, ai cũng chỉ nghĩ làm thế nào để có nhiều điểm chứ khơng nghĩ làm thế nào để có nhiều thóc. Những cảnh ngược đời cứ diễn ra triền miên năm này qua năm khác.

Dù vậy, các nhà văn vẫn có cái nhìn lạc quan, niềm tin vào những con người như Tâm (Ma làng), Yến Quyên (Dưới chín tầng trời), Nguyễn Đức Hàm, Huệ (Cuồng phong), bí thư Kim (Bí thư tỉnh ủy)… ngày đêm trăn trở, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chấp nhận bị kỷ luật, bị cách chức vì “giao khốn” ruộng cho nơng dân nhằm đem lại năng suất cao hơn, để nơng dân thốt khỏi cảnh đói nghèo. Và cịn nhiều người nơng dân như lão Trạc (Gia phả của đất), ông Tư Điền (Đường tới hạnh phúc)... vẫn đau đáu với ruộng đồng. Họ đau

lịng nhìn đất đai, ruộng vườn vẫn ni sống gia đình họ cứ mỗi ngày bị bỏ hoang, cằn cỗi. Lão Trạc sau bao nhiêu năm hết mình với đồng ruộng đã viết đơn xin ra khỏi hợp tác xã vì khơng chấp nhận cách làm “đánh hịa cả làng”, “thằng làm mửa mật cũng như đứa lười thối thây” [279; 81].

Nhìn nhận lại những vấn đề q khứ nơng thơn, các nhà văn đầu thế kỷ XXI đã khơng né tránh mà thẳng thắn xốy sâu vào những mâu thuẫn, những điều phi lý, nghịch lý với giọng điệu hài hước nhưng không hằn học, miệt thị mà thức nhận thấu đáo. Từ đó, ta có thể hiểu rõ căn cốt của vấn đề, để đánh giá đúng mức về lịch sử nông thôn một thời bởi “lịch sử phải bao trùm cả mặt sáng và mặt tối”. Mặt sáng, mặt tối của lịch sử đều có bài học có giá trị cho ngày sau” [284; 444]. Chính những bất hòa hay bất hợp lý ấy đã là đòn bẩy tạo nên những thay đổi cho nông thôn, đặt ra những yêu cầu trở thành tiền đề để xã hội điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 49 - 51)