Nhiều người cho rằng, những sáng tác đầu tiên của văn học sinh thái xuất hiện trong thời kỳ lãng mạn thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ gắn liền với tư tưởng đặt con người ở vị trí trung tâm do triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII đề xướng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh ấy, con người bị cuốn theo sự phát triển kinh tế và thành tựu văn minh công nghiệp nên gần như xao lãng môi trường sinh thái, thờ ơ với những tổn thương mơi trường do chính mình tạo ra. Đến cuối thế kỷ XX, trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, chủ nghĩa sinh thái (ecologism) đã ra đời. Đặc biệt, khi hội nghị môi trường Liên Hiệp Quốc (1972) thông qua Tuyên ngôn môi trường
nhân loại, sinh thái trở thành một thế giới quan mới, một quan niệm mới trong
nghiên cứu nhân văn để người ta nhìn nhận các vấn đề về tự nhiên, xã hội, vật chất, văn hóa…, nhìn chung là mọi vấn đề liên quan đến con người, trong đó có văn học. Ngày nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa, các thuật ngữ như sáng tác tự nhiên (nature writing), văn học sinh thái (ecological literature), chủ nghĩa phê bình sinh thái
(ecocriticism), phê bình văn học sinh thái (ecological literary criticism)… đang dần trở nên phổ biến trong hoạt động nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn học. Văn học sinh thái có thể hiểu là văn học “lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái” [149; 48]. Nói khác đi, một tác phẩm văn học sinh thái không chỉ đơn thuần là viết về môi trường sinh thái, mà rộng hơn phải đề cập đến vấn đề “phát triển hài hòa của con người trong sự thương thỏa với tự nhiên” [193], tức là phải mang tư tưởng sinh thái và góc nhìn sinh thái. Như vậy, văn học sinh thái là cách định danh đối với những tác phẩm “ra đời trong bối cảnh môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, nội dung của chúng thể hiện trách nhiệm xã hội của người viết đối với vấn nạn này” [142; 5].
Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn học, phê bình sinh thái được hình thành ở Anh, Mỹ vào thập niên 80 của thế kỷ XX đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học. Trong các định nghĩa về phê bình sinh
thái, định nghĩa của Cheryll Glotfelty - người khởi xướng phê bình sinh thái ở Mỹ
được xem là đơn giản hơn cả. Có thể hiểu phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học gắn liền với môi trường tự nhiên [265]. Là một khuynh hướng phê bình hướng về chủ đề mơi trường nên phê bình sinh thái có những nét đặc thù riêng. Đó là nhà phê bình ln tìm kiếm mối quan hệ giữa “con người” và “tự nhiên”, “văn hóa” và “tự nhiên” (hay “văn minh” và “hoang dã”) trong các tác phẩm họ quan tâm; đồng thời lấy sinh thái làm trung tâm và coi đó là kim chỉ nam hoạt động của phê bình sinh
thái cũng như văn học sinh thái.
Trong quá trình khảo sát tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI chúng tơi nhận thấy, có nhiều tác phẩm mang tư tưởng sinh thái như Ma làng, Ông Mãnh về làng (Trịnh Thanh Phong), Giữa cõi âm dương (Thu Loan), Dòng sơng Mía (Đào Thắng), Ngư phủ (Hồng Minh Tường), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế
Hùng), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Chảy qua bóng tối (Đỗ Phấn), Cổng làng (Nguyễn Thanh Cải), Gia phả của đất (Hồng Minh Tường),
Bóng của cây sồi (Đỗ Bích Thúy)… Từ góc nhìn phê bình sinh thái, các tác phẩm
đã phần nào cho thấy, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh và mạnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, hệ quả của sinh thái hậu thuộc địa, hậu chiến tranh đã làm biến đổi môi trường sống và lối sống của nông thôn Việt Nam, tạo nên những chấn thương sinh thái đáng cảnh báo từ sinh thái tự nhiên, sinh thái