Nghiên cứu văn học viết về nơng thơn, có một hướng khá lớn của người đi trước là thường mơ tả người nơng dân trên bình diện đời sống sinh hoạt, lao động nói chung. Khía cạnh tâm lý cá nhân, cộng đồng gắn với những vận động phức tạp của tinh thần trong sự xáo trộn, chìm nổi, biến thiên của thời cuộc vẫn chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Đây là khoảng trống nhưng cũng là cơ hội để chúng tơi tiếp cận vấn đề. Nghiên cứu ở góc độ này không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về người nơng dân mà cịn có thể góp thêm cứ liệu cho các nghiên cứu về người nông dân Việt Nam trong thời đại mới. Để lý giải vấn đề, chúng tôi đặt không gian nơng thơn và người nơng dân dưới góc nhìn nhân học xã hội nhằm có được những phân tích đầy đủ hơn về những gì đã, đang và sẽ diễn ra nơi đây. Ở một chừng mực nào đó, như cách mà Marcel Mauss nhấn mạnh về tính tồn thể trong nghiên cứu một hiện tượng xã hội, những phân tích về ký ức, khát vọng, những toan tính mưu sinh, kinh nghiệm sinh tồn, đặc tính nơng dân, tập tục, tín ngưỡng, tình dục, gia đình, dịng họ, các hiện diện vật chất, tinh thần trong xã hội nơng thơn... sẽ có dịp được nhìn nhận một cách tập trung, đầy đủ hơn. Những gợi ý từ nhân học xã hội sẽ đưa đến hình dung về một số vấn đề lý thú liên quan đến người nông dân và đời sống xã hội nơng thơn như tính cách, lối sống, chiến lược mưu sinh... được chúng tơi phân tích, lý giải qua tiểu thuyết viết về nông thôn đầu thế kỷ XXI.