Vấn đề cải cách ruộng đất đã được các nhà văn viết về nông thôn trước đổi mới quan tâm, phản ánh như Nguyễn Văn Bổng (Bếp đỏ lửa), Nguyễn Huy Tưởng (Truyện anh Lục)... với những mặt tích cực,
thắng lợi. Tuy vậy, trong quan điểm biện chứng và từ thực tế có thể thấy, bất cứ vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó. Thành tựu to lớn của cải cách ruộng đất là mang lại ruộng đất cho dân cày, người nông dân được làm chủ tư liệu sản xuất, tạo nên công bằng xã hội, là điều kiện để xây dựng xã hội mới phục vụ cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cải cách ruộng đất cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Dù đã được Đảng và Nhà nước sửa sai, nhưng phải đến sau 1986, với tinh thần đổi mới, nhận thức lại lịch sử, các nhà văn mới có điều kiện suy ngẫm và thể hiện. Trong các tác phẩm của Võ VănTrực (Chuyện làng ngày ấy), Lê Lựu (Chuyện
làng Cuội), Dương Hướng (Bến không chồng), Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Tạ Duy Anh (Lão Khổ)… cải cách ruộng đất được nhìn nhận
như một nỗi đau của quá khứ. Các tác phẩm tập trung phản ánh khơng khí hỗn độn của việc đấu tố, quy định thành phần giai cấp, xử lý địa chủ, cường hào… Người nơng dân lúc này khơng cịn là đối tượng bị áp bức, bóc lột trong mối quan hệ với địa chủ như tiểu thuyết về nơng thơn trước cách mạng nữa, dưới ngịi bút của các nhà văn sau 1986 đến hết thế kỷ XX, họ trở thành đám đơng đầy phẫn uất đã có những hành động bột phát, thiếu kiềm chế, thậm chí là cực đoan. Họ phế bỏ những ngày hội cổ truyền của dân tộc, đập phá miếu mạo, đình làng, chùa chiền… vì nghĩ rằng đó là “phong kiến cổ hủ, là mê tín dị đoan” (Chuyện làng Cuội, Lão Khổ…). Nhưng có lẽ đau xót nhất là cảnh đấu tố người cùng gia đình, dịng tộc đã hủy hoại mối dây gắn kết thiêng liêng của tình phụ tử, mẫu tử, tình anh em, vợ chồng (Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Chuyện làng Cuội, Lão Khổ...). Căn nguyên của sự cực
đoan ấy có thể được lý giải từ hận thù giai cấp đã được tích lũy trong suốt thời gian dài ở các vùng nông thôn. Sự chèn ép của địa chủ là nguyên nhân gây ra cuộc sống khốn cùng của người nông dân và việc đấu tố chính là cơ hội để họ trút cơn giận dữ.
Mặc dù hậu quả của hành động này đã gây ra khơng ít bi kịch, oan sai nhưng trong điều kiện xã hội bấy giờ, có thể nhìn nhận nó như là “sản phẩm phụ” khơng thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào. Dưới tinh thần dân chủ của Đại hội Đảng lần thứ VI, các nhà văn đã lật lại những vấn đề trong quá khứ và nhận thức lại, đánh giá lại một cách khách quan những mặt hạn chế của lịch sử, một biến cố xã hội từng để lại những chấn thương trong đời sống nông thôn và người nông dân.
Khảo sát tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn những năm đầu thế kỷ XXI chúng tôi nhận thấy, các tác phẩm vẫn tiếp tục khai thác chủ đề cải cách ruộng đất như Ba
người khác (Tơ Hồi), Người giữ đình làng (Dương Duy Ngữ), Giã biệt bóng tối
(Tạ Duy Anh), Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh),
Bão đồng (Cao Năm), Giời cao đất dày (Bùi Thanh Minh), Nước mắt một thời
(Nguyễn Khoa Đăng), Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Đất mồ côi (Cổ Viên)… Có những tác phẩm phản ánh chiều dài của lịch sử dân tộc từ Cách mạng tháng Tám đến thời kỳ kinh tế thị trường qua số phận của những con người trong một gia đình, dịng tộc như Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Cuồng phong
(Nguyễn Phan Hách), Thời của thánh thần, Gia phả của đất (Hoàng Minh Tường)... Như vậy, đối với tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI, cải cách ruộng đất khơng phải là chủ đề mới, nó là “chuyện cũ viết lại”. Song, vì sao cuộc cải cách đã diễn ra hơn nửa thế kỷ nhưng ngày nay vẫn còn được rất nhiều nhà văn quan tâm khai thác? Cái hấp dẫn của tiểu thuyết về nông thôn giai đoạn này là chuyện dẫu đã qua, thuộc về quá khứ, nhưng không hề cũ bởi cái nhìn mới của người viết. Những chuyện ấu trĩ, sai lầm, ngộ nhận, tổn thương, mặt trái của cải cách ruộng đất mặc dù đã được các nhà văn giai đoạn trước xem xét, lật xới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Mảnh đất
lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Chuyện làng Cuội (Lê Lựu)… Tuy
nhiên, ở tiểu thuyết về nông thôn đầu thế kỷ XXI các nhà văn còn cho thấy, những mất mát, đau thương, chảy máu một thời vẫn còn “di căn” đến tận thế hệ sau. Việc “lật lại” quá khứ ở đây không phải chỉ để đối diện với lịch sử mà cịn để thẳng thắn tự phê bình và phê bình. Đó là cách để tìm ra bài học từ chặng đường đã đi qua, là hành trang, kinh nghiệm cho hành trình phía trước.
Trong tác phẩm Ba người khác, việc thực hiện chủ trương cải cách đã được nhà văn Tơ Hồi nhìn nhận như một cuộc truy lùng bi hài qua cảnh cán bộ quán
triệt đường lối diệt tận gốc địa chủ, ráo riết truy tìm dấu vết để xâu chuỗi, tập hợp danh sách đấu tố; cảnh bà con cố phô ra vẻ nghèo hèn của mình để bảo vệ mạng sống; cảnh mọi người lén lút, cất giấu đồ vật quý để tránh tai vạ… Chưa bao giờ, giàu có lại trở thành nỗi khiếp sợ và nghèo khó lại là niềm tự hào với người nông dân vốn ngàn đời đã bần cùng đói khổ đến thế. Sự ngược đời ấy cũng được thể hiện trong cơn Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách: “Nó làm đảo lộn mọi quan niệm sống xưa nay, xây dựng quan niệm sống mới nghèo là đáng trọng giàu là đáng khinh” [273; 262]. Khơng xốy sâu vào những bi kịch như giai đoạn trước, các nhà văn viết về nông thôn đầu thế kỷ XXI đã mở rộng biên độ ảnh hưởng của cuộc cải cách đến mọi tầng lớp trong xã hội. Ngay cả cụ đồ trong Màu rừng ruộng “chỉ làm
chữ nghĩa” cũng bị quy là đứng đầu nhóm “trí, phú, địa, hào” phải “đào tận gốc”. Nói như Nguyễn Xuân Khánh, “Cải cách ruộng đất đã làm đảo lộn tất cả những giá trị truyền thống Việt Nam… Người tri thức, người giàu có, người tầng lớp trên, tức là những người thực sự làm ra văn hóa Việt, đều bị ảnh hưởng” [109].
Có thể thấy, cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, cách làm rơi vào cực đoan của những “ông đội” cùng những phần tử “đục nước béo cị” ở nơng thơn khi nhìn nhận vấn đề giai cấp, đồng nhất việc đánh đổ giai cấp địa chủ với việc tiêu diệt những cá nhân cụ thể ở tầng lớp này đã vơ tình khơi dậy lịng hận thù, làm cho cái ác trỗi dậy. Những kẻ như Tịng (Ma làng), Lẹp (Dịng sơng Mía), Bi (Giời cao đất dày), Trần Tăng (Dưới chín tầng trời), Kền (Nước mắt một thời), Dón (Cổ tích đời người), Hận (Đất mồ côi)… đã đánh đổ biết bao giá trị tốt đẹp của nền văn hóa nơng thơn mà cha ơng dựng xây, bồi đắp. Họ kích động người nơng dân muốn tồn tại phải làm việc xấu, việc ác tạo ra một nông thôn tràn ngập thù hằn đến mức bà Mến (Dịng sơng Mía) phải chửi tung tóe: “Cái sự ác nó bước đến xóm làng này từ khi nào? Nó nấp ở đâu? Người thơn q chúng tao xưa nay có ác như thế bao giờ đâu…?” [292; 227].
Các nhà văn viết về nông thơn đầu thế kỷ XXI cịn mở rộng biên độ ảnh hưởng của cuộc cải cách khi thể hiện những dư chấn của nó đối với thế hệ sau. Hậu quả mà cơn biến gia đình trong cải cách ruộng đất để lại là Kh (Dịng sơng Mía) ngay cả khi xung phong đi vào bộ đội, cái “mác” địa chủ vẫn không bng
tha anh khi bị tay phó chủ tịch nội chính hạ vào phần nhận xét lý lịch một câu “như múc gáo mật ong nóng trong bếp lị đổ lên da người: Đi bộ đội được, nhưng không giao nhiệm vụ quan trọng” [292; 287]. Những sai lầm, hạn chế từ cuộc cải
cách đã đẩy Hiền (Cọng rêu dưới đáy ao) từ sĩ quan qn đội về làm cán bộ thơng tin xóm, Đảng viên trơn… và cuối cùng là phó thường dân. Dù đã dứt bỏ đường công danh, vui thú điền viên, nguyện làm “cọng rêu dưới đáy ao” để hoàn toàn dành thì giờ cho gia đình nhưng cái mác là “phần tử bất mãn”, “cố ý chống đối”, “tư tưởng tư sản” khiến Hiền dù nỗ lực đến mấy cũng phải hứng chịu từ thất bại này đến thất bại khác, cuối cùng kết thúc cuộc đời trong nghèo khổ và bệnh tật. Các nhân vật trong Ba người khác (Tơ Hồi), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Gia phả của đất, Thời của thánh
thần (Hoàng Minh Tường), Cọng rêu dưới đáy ao (Võ Văn Trực), Nước mắt một thời (Nguyễn Khoa Đăng), Đất mồ côi (Cổ Viên)… đều là khúc xạ hiện thực về
những vết thương sâu thẳm mà mỗi cá nhân phải chịu đựng như một hệ quả của điều kiện khách quan lịch sử đưa lại.
Viết về cải cách ruộng đất, nếu cuối thế kỷ XX (sau 1986), các nhà văn đã truy đến tận cùng sự thật với cái nhìn nhân văn và thái độ đồng cảm sâu sắc, thì ở những tác phẩm cùng chủ đề đầu thế kỷ XXI, các nhà tiểu thuyết còn thể hiện thái độ cảnh tỉnh mạnh mẽ, dứt khoát. Nhưng điều đáng quý ở giai đoạn này là dù “chuyện cũ viết lại” nhưng người viết đã làm cho nó khơng hề cũ; lật lại lịch sử, về những đau thương, sai lầm chúng ta từng vấp phải trong quá khứ nhưng không phải đổ lỗi hay phán xét, mà để chúng ta nhận ra bài học lịch sử để những sai lầm ấy không lặp lại.