Sự tiếp nhận, hình thành lối sống cơ hội, thực dụng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 96 - 99)

Tiểu thuyết viết về nông thôn đầu thế kỷ XXI phản ánh khá rõ nét q trình đơ thị hóa nơng thơn, cơ chế thị trường đã tạo nên những kiểu người thực dụng, toan tính, vụ lợi, tha hóa. Việc tiếp nhận lối sống chạy theo vật chất, xem trọng đồng tiền đã làm nảy sinh cái ác, mất đi nhân tính trong bộ phận không nhỏ người nông dân. Thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực tại làng Lộc, Lại (Ông Mãnh về làng) bỏ làng đi biệt tích. Quãng thời gian sống cù bơ cù bất ở phố núi miền sơn cước đã “bồi đắp” thêm lối sống cơ hội, thực dụng ở Lại khiến hắn ngày càng leo cao trên con đường danh vọng, trở thành một cán bộ “đầu ngành” của tỉnh. Mọi đường đi, nước bước của con đường tiến thân đều được Lại tính tốn chi li khơng sai sót. Hắn biết dùng mối quan hệ để tạo ra tiền, rồi lại dùng tiền để tạo mối quan hệ. Và cứ thế, Lại ung dung tiến thân mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Sau này, chính hắn “du nhập” lối sống cơ hội, thực dụng ấy về làng Lộc làm tha hóa cả những cán bộ địa phương như Lúa. Đặc biệt, trong

Thần thánh và bươm bướm, Đỗ Minh Tuấn đã phác họa một xã hội nơng thơn

đầy bất ổn vì lối sống thực dụng. Giác là nhân vật tiêu biểu cho thế hệ thanh niên nông thôn mất phương hướng khi tiếp thu lối sống đua đòi, hưởng thụ. Giấc mơ giàu sang và khoái cảm hưởng thụ khiến Giác trượt dài trong tội lỗi: ăn cắp vàng của cha, giết ơng Bổng, bn thuốc phiện... Minh thì toan tính kiếm tiền từ John. Cuộc săn đuổi những bộ hài cốt của thằng con ơng Hồn cũng vì tiền. Thơng tin lợi nhuận bán bọ hung và bươm bướm cho người Nhật để thu siêu lãi trở thành miếng mồi béo bở để cả làng Đông Phúc và Tây Lợi háo hức hùa theo đầy ảo tưởng dẫn đến cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai làng.

Tác phẩm Gia phả của đất lại như chính là cuốn “gia phả” của làng Thanh Giang với sự tiếp nối của những thế hệ nông dân trải qua từ trong chiến tranh đến kinh tế thị trường. Nga là điển hình cho những “người nông dân ra phố” làm kinh tế sành sỏi và ranh ma. Dù cuộc sống đã giàu có, nhưng với bản chất thực dụng, Nga ln căn ke từng đồng, ln tìm cách để thâu tóm thêm nhiều khu kinh tế và biệt thự. Đối với Nga, quan hệ xóm giềng và những ràng buộc trong xã hội nơng thơn là những thứ xồng xĩnh, tẹp nhẹp, chậm tiến. Con người Nga có hai nét đặc trưng là tiền bạc và tình dục. Những khối cảm bất tận kiểu cưỡng đoạt (cả về kinh tế lẫn tình dục) làm cho nhân vật trở nên đáng sợ. Đắc thay vì chăm chỉ đạp xích lơ kiếm sống lại sa ngã và dính vào căn bệnh xã hội gây hại cho cả người vợ tảo tần ở quê nhà. Thế hệ trẻ như Quân và Hòa, ám ảnh về cái nghèo và sự nhọc nhằn lam lũ của làng quê buộc họ phải học tập vươn lên. Nhưng khi tiếp xúc với chốn thị thành, thay vì chăm chỉ trau dồi kiến thức họ lại đua đòi, ham chơi. Quân bỏ trường đi buôn thuốc phiện. Họ lấy nhau và lại tiếp tục lừa gạt những người nông dân thật thà đi xuất khẩu lao động chiếm đoạt tiền.

Những toan tính, săn đuổi lợi ích vật chất đầy thực dụng của những con người vốn sinh ra từ làng khiến làng quê trở nên nhốn nháo. Nhiều chuẩn mực bị đảo lộn, những nền tảng văn hóa thơn q bị đổ vỡ trước cơn bão đơ thị hóa cho thấy có sự bất ổn trong tâm lý của một bộ phận nông dân. Họ dường như mất phương hướng trước vòng quay của cơ chế thị trường khiến bản chất thuần nông bị “tước đoạt” đi từng ngày. Đơ thị hóa đã tạo ra những cơ hội và điều kiện để người nơng dân mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ theo xu hướng cởi mở. Một mặt, nó góp phần giảm tính khép kín, cục bộ địa phương, tác động vào quá trình biến đổi tâm lý, lối sống tiểu nơng theo hướng tích cực. Mặt khác, nó lại làm xói mịn, suy yếu những gắn kết cộng đồng; tạo cơ hội cho những tư tưởng, tâm lý, lối sống vị kỷ, coi trọng đồng tiền, coi nhẹ tình nghĩa; những hiện tượng lừa lọc, thủ đoạn... cùng các tệ nạn xã hội khác xâm nhập vào đời sống nông thôn. Những biến đổi này ở người nông dân trong các tác phẩm sau 1986 đến cuối thập nhiên 90 như Cuốn gia phả để lại, Mảnh đất lắm người nhiều ma,

Chuyện làng Cuội, Chuyện làng ngày ấy, Kẻ ám sát cánh đồng… chỉ mới xuất hiện

ở phạm vi làng xã. Đến tiểu thuyết về nông thôn đầu thế kỷ XXI, các nhà văn đã mở rộng biên độ theo bước chân người nông dân ra đơ thị.

Góp phần hình thành nên lối sống cơ hội thực dụng khơng chỉ từ nguyên nhân đô thị hóa nơng thơn mà cịn bởi tâm lý ly nơng, ly hương ngày càng gia

tăng. Mơ típ bỏ làng ra đi lập nghiệp, đoạn tuyệt với nghèo nàn, đói khổ cũng như mơ típ thành danh quay về làng trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm như Dưới chín tầng trời, Gia phả của đất, Ông Mãnh về làng, Cuồng phong… Tiêu biểu

nhất là Đào Kinh (Dưới chín tầng trời) - nhân vật được xem là điển hình của người nông dân ra phố. Đào Kinh từ gã nông dân chân đất mắt toét làng Đồi đi tù vì tội đưa người vượt biên trái phép, làm bảo kê bến bãi và khách sạn, xoay xở đủ nghề, cuối cùng trở thành một doanh nhân. Hơn ai hết, kẻ đã đi đến tận cùng của sự khổ cực và tự đứng dậy vươn lên như Đào Kinh nhận ra rằng, để tồn tại ở chốn tha hương phải “không từ một thủ đoạn lưu manh nào”. Dù là một doanh nhân có trình độ i - tờ nhưng biết gần gũi những người có chức có quyền, biết trả tiền nên Đào Kinh đã có cả một đội ngũ trí thức tài giỏi thực sự giúp mình kiếm ra tiền. Người đọc như thấy nét quen thuộc của Chí Phèo và Xn tóc đỏ ở nhân vật Đào Kinh. Cũng bị đẩy vào tù một cách oan uổng, bị dồn vào bước đường cùng dẫn đến tha hóa về nhân cách như Chí Phèo; cũng thuộc thành phần “cầu bơ cầu bất”, lưu manh trở thành “người hùng” như Xuân tóc đỏ; nhưng Đào Kinh đã có những bước tiến xa hơn Xn tóc đỏ và Chí Phèo khi biết thức thời lợi dụng hoàn cảnh để trở thành một “vĩ nhân”, một nhân vật “trung tâm của thời đại” và được làng nước đón nhận trong vinh quang. Thành cơng của Đào Kinh được sự trợ giúp đắc lực và “bảo kê” của Măng - cô con gái hờ vốn là con đẻ của cán bộ cao cấp Trần Tăng từng cướp vợ của Đào Kinh trong cải cách. Con đường thăng tiến của Măng cịn “khủng” hơn cả bố hờ. Từ một cơ gái chân đầy phèn đất, Măng trở thành “người đàn bà giàu bậc nhất nước Nam”, một “con điếm chính trị”. Quyền lực của Măng ghê gớm đến mức có thể “thiết kế cho một thằng ngu dốt nhảy phóc một phát vào ghế này ghế nọ, và cũng sẵn sàng hạ bệ tống khứ một vị bộ trưởng tài ba vào tù hoặc về vườn” [276; 393].

Tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI đã thực sự “thâm nhập” vào đời sống tâm lý người nông dân để phác họa bức chân dung về người nông dân trong thời đại mới. Tất cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực và tiêu cực nảy sinh và chuyển đổi một cách vô thức trong nếp sống thường ngày của họ đều được các nhà văn khắc họa sinh động. Suy cho cùng, những biến đổi tâm lý của người nơng dân trước làn sóng đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa cũng là một tất yếu của lịch sử, một cây cầu phải đi qua trên con đường phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài nông thôn việt nam đầu thế kỷ XXI (Trang 96 - 99)