Sự tích lũy phá hủy mỏi ở kim loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ bề mặt đến độ bền mỏi của chi tiết máy dạng trục (Trang 48 - 49)

2.1.2 Giới hạn mỏi

Giới hạn mỏi của vật liệu ở một điều kiện nào đĩ là giá trị lớn nhất của ứng suất thay đổi theo thời gian ứng với một số chu trình ứng suất cơ sở mà mẫu chuẩn khơng bị phá hủy. Mỗi một loại vật liệu quy định số chu trình ứng suất cơ sở riêng. Gọi N0 là số chu trình ứng suất cơ sở. Trong những trường hợp đặc biệt, người ta lấy N0 = l07

đối với vật liệu kim loại nĩi chung và N0 = l08 đối với các hợp kim nhẹ cĩ độ bền cao. Tùy theo đặc trưng của chu trình ứng suất, giới hạn mỏi cĩ thể được xác định ở các chu trình ứng suất đối xứng, chu trình ứng suất mạch động hoặc ở chu trình ứng suất phi đối xứng.

30

2.1.3 Đường cong mỏi

2.1.3.1 Trạng thái ứng suất

Các vật liệu làm việc trong điều kiện chất tải khơng ổn định thường gây ra những ứng suất khác nhau, dẫn đến sự phá hủy mỏi khơng theo quy luật tuyến tính và việc đưa ra một quy luật chung cho mọi trường hợp là khơng thể thực hiện được.

Khi làm việc, tải trọng tác dụng lên chi tiết máy cĩ thể gây nên các loại ứng suất: kéo, nén, uốn, xoắn, dập, cắt, tiếp xúc… Ứng suất sinh ra trong chi tiết máy cĩ thể thay đổi hoặc khơng thay đổi. Một vịng thay đổi ứng suất từ trị số giới hạn này đến trị số giới hạn khác rồi trở về giá trị ban đầu được gọi là chu trình ứng suất. Thời gian để thực hiện một chu trình ứng suất gọi là chu kỳ ứng suất. Một chu trình ứng suất được biểu diễn ở Hình 2.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ bề mặt đến độ bền mỏi của chi tiết máy dạng trục (Trang 48 - 49)