Khi đánh giá trên cùng một loại mẫu giữa hai phương pháp phủ, kết quả vẫn cho thấy độ bền mỏi của lớp carbide vonfram vẫn cao hơn lớp mạ crơm. Mặc dù độ nhám bề mặt của lớp phủ carbide vonfram luơn lớn hơn mạ crơm ứng với lớp mạ crơm cĩ độ nhám Ra ~ 0,78 µm, trong khi độ nhám của lớp phủ carbide vonfram cĩ độ nhám Ra ~ 6,43 µm. Với những chi tiết yêu cầu độ nhám thấp như bề mặt lắp ghép trên trục… cĩ thể dùng phương pháp mài để gia cơng đạt được độ nhám cần thiết. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp mài, theo kết quả nghiên cứu của Masoumi [37] cho thấy ứng suất dư nén trong lớp phủ lại tăng do quá trình mài gây
B iên độ ứng s uất , MPa Chu kỳ (vịng)
151
ra. Điều này cĩ nghĩa là quá trình mài làm giảm độ nhấp nhơ bề mặt đồng thời lại tăng ứng suất dư nén nên quá trình mài sẽ làm tăng độ bền mỏi theo nghiên cứu [121] .
Khi so sánh về ảnh hưởng của chiều dày lớp phủ đối với độ bền mỏi, ta thấy luơn cĩ hai xu hướng trái ngược nhau. Độ bền mỏi cĩ xu hướng tăng theo chiều dày lớp phủ carbide và ngược lại với lớp mạ crơm cứng. Đây là kết quả trong lớp mạ crơm luơn tồn tại vết nứt tế vi gây giảm độ bền mỏi trong khi lớp carbide luơn tồn tại ứng suất dư nén làm tăng độ bền mỏi.
Trên Hình 5.38 cho thấy giới hạn mỏi của lớp mạ crơm ứng với chiều dày 30 μm là σ-1 = 400 MPa, trong khi giới hạn mỏi của lớp phủ là σ-1 = 450 MPa (tăng 12,5 % so với mạ crơm). Đối với chiều dày 60 μm giới hạn mỏi của lớp mạ crơm ứng σ-1 = 390 MPa, trong khi giới hạn mỏi của lớp phủ là σ-1 = 460 MPa (tăng 17,9% so với mạ crơm). Tỷ lệ này tăng lên khi tăng chiều dày lớp phủ lên 90 μm giới hạn mỏi của lớp mạ crơm ứng σ-1 = 370 MPa, trong khi giới hạn mỏi của lớp phủ là σ-1 = 475 MPa (tăng 28,3% so với mạ crơm).