Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai tầng phèn trong cùng mơ hình. Kí tự A, B và C trong cùng tầng phèn sâu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Fe³⁺ và Al³⁺ là hai yếu tố quan trọng tại khu vực nghiên cứu (Hình 4.17). Nồng độ Fe³⁺ trong mơ hình Tràm tự nhiên tại thuỷ vực phèn nơng và phèn sâu có giá trị lần lượt là 8,37±2.2 mg/L và 7,08±1,49 mg/L. Đối với mơ hình Tràm trồng và Keo lai, nồng độ được ghi nhận khoảng 111.21±194,66 mg/L và 30,92±15,22 mg/L đối với đất phèn nông; 12,24±12,72 mg/L và 5,19±6,27 mg/L đối với đất phèn sâu. Nồng độ Fe³⁺ trong mơ hình Tràm tự nhiên thấp hơn so với mơ hình Tràm trồng và Keo lai trên hai loại đất và đất phèn sâu thấp hơn so với đất phèn nông. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa hai tầng ở mơ hình Keo lai và khơng ghi nhận sự khác biết có ý nghĩa thống kê nào trong cả giữa ba mơ hình. Ngun nhân có thể được cho là Fe³⁺ có khả năng bắt đầu kết tủa ở pH ≥ 3,5 (được gọi là mức độ lắng) (Học và Đại, 2005), có thể là một trong những lý do khiến Fe³⁺ trong nước thấp tại khu vực Tràm tự nhiên. Tuyên bố này phù hợp với kết quả đo pH trong các mơ hình trên đất phèn nơng. Ngồi ra, hàm lượng Fe3+ trong nước ở khu vực Tràm tự nhiên ít biến động
Cùng với Fe3+, nồng độ Al3+ cũng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tầng phèn đối với mơ hình Keo lai (p < 0,05). Cụ thể, nồng độ Al3+ được phát hiện khoảng 10,89±11,01 mg/L (phèn nông) và 0,27±0,33 mg/L (phèn sâu). Ở khu vực tầng phèn nông tại mơ hình Tràm trồng (11.97±10.8 mg/L) và Keo lai (10,89±11,01 mg/L) cao hơn rất nhiều so với khu vực Tràm tự nhiên (2,93±1,21 mg/L). Trong khi, chỉ có Al3+ ở mơ hình Tràm trồng (9,17±9,69 mg/L) cao hơn so với Tràm tự nhiên (2,42±0,66 mg/L) và Keo lai (0,27±0,33 mg/L) đối với đất phèn sâu. Tương tự với Fe³⁺, Al³⁺ có mức trầm lắng tại pH = 4,1 (Học và Đại, 2005), điều này có thể giải thích cho việc tăng đột ngột nồng độ Al³⁺ tại mơ hình Keo lai và Tràm trồng trên đất phèn nơng. So sánh nồng độ Fe3+ và Al3+ cho thấy rằng vùng nghiên cứu chủ yếu có độc tố từ sắt, bởi nồng độ Al3+ được ghi nhận thấp hơn đáng kể (Bé và ctv., 2017). Xu hướng nồng độ Fe3+ và Al3+ cao hơn đất kể trong đất phèn nông tại mơ hình Tràm trồng và Keo lai có thể được giải thích bởi q trình làm đất để trồng rừng đã tạo ra hiện tượng bốc phèn từ lớp đất phía dưới lên thành lớp đất mặt. Điều này đã cho thấy nguy cơ phóng thích độc chất từ việc lên liếp trong quá trình canh tác là rất cao (Thanh và ctv, 2020). Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng Keo lai và trồng Tràm đã làm cho Fe3+ và Al3+ xuất hiện với nồng độ rất cao trong mơi trường nước. Điều này có thể gây độc cho hệ sinh thái thủy vực.
Tóm lại, chất lượng nước ở khu vực trồng Tràm và Keo lai đã ô nhiễm hưu cơ, dinh dưỡng và ion kim loại nặng. Các yếu tố này có thể tạo nên áp lực dẫn đến sự thay đổi của hệ sinh thái thủy vực vì hầu hết các chỉ tiêu chất lượng mơi trường nước đều đã vượt ngưỡng giới hạn của chất lượng nước dùng để bảo tồn đời sống thủy sinh.