4.5.2.2 Mối liên hệ giữa đa dạng thành phần lồi cá và mơi trường nước
Kết quả phân tích mối liên hệ giữa chất lượng môi trường nước trong mơ hình Tràm trồng cho thấy có 4 chỉ tiêu chất lượng nước có ảnh hưởng đến đa dạng cá bao gồm pH, DO, N-NH₄⁺ và Al³⁺ (Bảng 4.24). Tại khu vực Tràm trồng, pH có tính acid, DO thấp hơn ngưỡng thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật và hàm lượng Al³⁺ khá cao. Tuy nhiên, hệ số tương quan của phép phân tích BIO-ENV cho thấy cịn có ngun nhân khác có thể ảnh hưởng đến đa dạng cá trong mơ hình Tràm trồng hơn là điều kiện môi trường nước tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.24 Kết quả phân tích BIO-ENV giữa thành phần lồi cá và chất lượng nước trong mơ hình Tràm trồng
STT Thơng số tác động Số lượng Tương quan
1 pH và DO 2 0,43 2 pH 1 0,42 3 DO và Al³⁺ 2 0,38 4 pH, DO và Al³⁺ 3 0,38 5 Al³⁺ 1 0,34 6 pH và Al³⁺ 2 0,34 7 DO 1 0,31 8 N-NH₄⁺ và Al³⁺ 2 0,23 9 pH, N-NH₄⁺ và Al³⁺ 3 0,23 10 DO, N-NH₄⁺ và Al³⁺ 3 0,23
Tại khu vực trồng Keo lai, kết quả sử dụng phần mềm thống kê sinh học cho thấy các chỉ tiêu pH, EC, BOD, N-NO₃ˉ, N-NH₄⁺, Fe³⁺, Al³⁺ đều có ảnh hưởng đến sự đa dạng cá (Bảng 4.25). Độ pH thấp kết hợp với sự hiện diện của các ion kim loại hoà tan cao trong các thuỷ vực có thể làm hạn chế mơi trường sống và cản trở quá trình sinh trường và sinh sản của các động thực vật thuỷ sinh; do đó, tác động đến sự đa dạng của các loài thuỷ sản (Ghosh et al., 2019; Hudd, 2000). Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng đã
và vấn đề này đã gây bệnh cho các và thậm chí dẫn đến chết cá (Stauber et al., 2016). Chính vì vậy, khác với mơ hình Tràm trồng, mơi trường nước ở mơ hình trồng Keo lai được ghi nhận có tác động đến đa dạng cá. Do đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cải tạo đất để canh tác trong khu vực đất phèn địi hỏi phải kỹ thuật và biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa các vấn đề môi trường phát sinh khác. Một nghiên cứu khác trong vùng đất phèn trên thế giới cũng đã đề cập rằng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, canh tác nông lâm kết hợp là giải pháp phù hợp cho sự phát triển của đất phèn (Karananidi et al., 2022).
Bảng 4.25 Kết quả phân tích BIO-ENV giữa thành phần lồi cá và chất lượng nước trong mơ hình Keo lai
STT Thông số tác động Số lượng Tương quan
1 pH 1 0,80 2 EC 1 0,80 3 BOD 1 0,80 4 N-NO₃ˉ 1 0,80 5 Fe³⁺ 1 0,80 6 Al³⁺ 1 0,80 7 pH và EC 2 0,80 8 pH và BOD 2 0,80 9 pH và N-NO₃ˉ 2 0,80 10 pH và N-NH₄⁺ 2 0,80
Do kết quả phân tích BIO-ENV ở mơ hình Tràm trồng chất lượng nước khơng tác động đáng kể đến da dạng cá, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn nông hộ để đảm bảo tính chính xác của phân tích và tìm ra ngun nhân dẫn đến sự biến động cá ở các kiểu sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu. Hình 4.36 thể hiện mức độ tác động đến cá tại mơ hình Tràm trồng và keo lai. Kết quả cho thấy tác động của môi trường nước mặt từ mơ hình Keo lai phần lớn ở mức độ nhiều và rất nhiều là 19 trên 30 hộ tham gia phỏng vấn. Trong khi đối với mơ hình Trồng tràm, yếu tố tác động của môi tường nước đến đa dạng cá tập trung ở mức ít và rất ít có đến 20 trên 30 hộ tham gia nhận định. Tóm lại, có thể thấy việc lên liếp trong Keo lai đã tác động và dẫn đến chất lượng nước thay đổi ảnh hưởng đến môi trường sống của cá nhiều hơn so với mơ hình Trồng tràm. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của môi trường nước đối với đa dạng cá trong hai mơ hình Tràm trồng và Keo phù hợp với kết quả phân tích của nghiên cứu.
Hình 4.36 Mức độ tác động của mơi trường đối với hai mơ hình canh tác
Ngồi ra, kết quả phỏng vấn hộ gia đình sống trong khu vực nghiên cứu cho thấy có phần lớn các hộ dân đánh bắt cá để làm thực phẩm, thương mại (để bán) và đánh bắt cá vì các mục đích khác như làm cá mồi hay giải trí (Hình 4.37). Nhìn chung, mục đích đánh bắt cá để ăn và để bán có thể ảnh hưởng đến đa dạng cá bên cạnh các yếu tố chất lượng mơi trường nước.
Hình 4.37 Mục đích đánh bắt cá
Kết quả phỏng vấn về tần suất đánh bắt cá trên cả 3 kiểu sử dụng đất được trình bày trong Bảng 4.27. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở khu vực trồng Keo lai có mức độ đánh bắt thường xuyên chiếm 33,3%, thỉnh thoảng chiếm 53,3% và hiếm khi chỉ chiếm 10%. Mức độ đánh bắt hiếm khi, thỉnh thoảng và thường xuyên chiếm tỷ lệ lần lượt là 26,7%, 40% và 33,3%. Tại mơ hình trồng lúa hai vụ, tỷ lệ hộ gia đình đánh
bắt thường xuyên, thỉnh thoảng, và hiếm khi lần lượt là 10%, 50% và 30%. Như vậy, mức độ đánh bắt cá của người dân ở khu vực nghiên cứu tương đối cao, làm ảnh hưởng đến sự biến động (giảm) của các lồi cá có giá trị thương phẩm.
Bảng 4.26 Tần suất đánh bắt cá tại khu vực nghiên cứu
Tần suất Hộ trồng Keo lai Hộ trồng Tràm Hộ trồng lúa 2 vụ
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Không bao giờ 1 3,3 0 0 0 0
Hiếm khi 3 10,0 8 26,7 9 30
Thỉnh thoảng 16 53,3 12 40,0 15 50
Thường xuyên 10 33,3 10 33,3 3 10
Các ngư cụ được đánh bắt phổ biến nhất trong khu vực nghiên cứu bao gồm lưới giăng chiếm 29,4%, lú chiếm tỉ lệ 12,9%, xiệc điện chiếm 10,6 %, dớn 7,1%, câu có tỉ lệ thấp nhất với 3,5 % và cuối cùng là đánh bắt bằng kết hợp các ngư cụ nhu lưới, lợp và lờ chiếm tỉ lên cao nhất với 36,5% (Hình 4.38). Nhìn chung lưới giăng và các loại ngư cụ kết hợp với lưới giăng chiếm tỉ lệ cao do hiệu quả mang lại cao hơn các loại ngư cụ cịn lại.
Hình 4.38 Các loại ngư cụ đánh bắt thường dùng
Kết quả phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của việc đánh bắt cá đến đa dạng cá tại các mơ hình canh tác trong khu vực nghiên cứu được trình bày ở Hình 4.39. Kết quả trong Hình 4.39 cho thấy ở khu vực trồng Tràm có 66,7% hộ đánh giá việc đánh bắt cá có tác động nhiều đến da dạng cá, và tác động rất nhiều là 26,7%. Tại khu vực trồng Keo lai có 19/30 hộ (63,3%) cho rằng việc đánh bắt cá tác động nhiều và 7/30 hộ (23,3%) cho rằng việc đánh bắt cá tác động rất nhiều đến đa dạng cá. Tương tự vậy, việc đánh bắt cá có tác động từ nhiều đến rất nhiều đối với đa dạng cá.
29,4 % 7,1 % 10,6 % 3,5 % 36,5 % 12,9 %
Hình 4. 39 Mức độ ảnh hưởng từ việc đánh bắt đến đa dạng loài cá
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng cá biến động đặc biệt là biến động theo chiều hướng giảm có thể do hai nguyên nhân đó là do chất lương môi trường nước ở các kiểu canh tác và do sự đánh bắt của người dân.
4.6 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường đất, nước và đa dạng cá tại các mơ hình
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính tương đồng của các yếu tố chất lượng môi trường đất khác biệt rõ ràng ở các mơ hình theo tầng phèn nơng và sâu do kỹ thuật đào liếp trồng, điều này dẫn đến thay đổi chất lượng môi trường nước theo tầng phèn tương ứng, từ đó ảnh hưởng đến đa dạng cá. Vì vậy, cơng tác quản lý và qui hoạch sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu cần ưu tiên để đảm bảo chất lượng môi trường nước phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng như nguồn cá tự nhiên. Cụ thể chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu ô nhiễm hữu cơ, pH thấp, Al và Fe cao, đồng thời hàm lượng đạm N-NH4+ tương đối cao. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bé (2021). Do đó, thử nghiệm và ứng dụng các nghiên cứu và giải pháp khoa học khác nhau vào việc cải thiện chất lượng đất và nước ở những vùng đất phèn nhưng vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư trong vùng đệm của VQG U Minh Hạ là rất quan trọng.
Chất lượng nước ở mơ hình Tràm trồng tác động khơng đáng kể đối với cá so với mơ hình Keo lai nên có thể áp dụng mơ hình trồng Keo lai và Tràm trồng luân phiên theo 2 chu kỳ liên tục (8 – 10 năm) để cải thiện chất lượng nước cũng như cải tạo đất khu vực trồng Keo lai. Đối với việc quản lý chất lượng đất, kết quả nghiên cứu đã ghi nhận đất ở tầng phèn tiềm tàng được đưa lên bề mặt trong quá trình tạo liếp trồng Keo lai và Tràm đã trở thành phèn hoạt động gây nhiễm phèn nguồn nước mặt. Vì vậy, giải pháp cải tạo và ổn định chất lượng đất là rất quan trọng, có thể giữ lại lớp đất mặt trên
bờ liếp khi đào tôn liếp trồng Tràm hay Keo lai, tránh trường hợp đào và đưa lớp đất phèn tiềm lên mặt liếp bằng cách giữ tạm lớp đất mặt (đất gốc) sau đó phủ lên bề mặt liếp nơi có lớp đất phèn tiềm tàng là phần chính của thân liếp (phần giữa liếp). Ưu tiên áp dụng cách đào liếp này đối với mơ hình trồng Keo lai vì cần đào mương rộng, sâu để lên liếp trồng đủ cao (trung bình 0,9 m) sẽ đưa nhiều vật chất sinh phèn lên bờ liếp. Tuy nhiên, cần có biện pháp bón vơi để nâng cao pH cho mơ hình để có thể hạn chế nhiễm phèn cho toàn khu vực nghiên cứu.
Đối với việc quản lý chất lượng nước, nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mặt trong các mơ hình, đặc biệt là Keo lai và Tràm trồng bị ơ nhiễm do rị rỉ phèn khi lên liếp trồng (giá trị pH đất tương đương với pH nước và có xu hướng thấp). Trong khi đó, pH đất thấp hơn nhiều so với pH nước do việc giữ mức nước ổn định ở mơ hình Tràm tự nhiên. Vì vậy mơ hình Tràm tự nhiên hay hệ thống đất ngập nước tự nhiên có thể xử lý và pha lỗng nước phèn rất hiệu quả (Ni et al., 2001). Từ đây, có thể quy hoạch sử dụng đất theo hình thức xen kẻ với hệ thống thủy lợi liên thông giữa các khu vực trồng Tràm tự nhiên và Tràm trồng và Keo lai, khi đó sẽ tận dụng được khả năng xử lý nước của rừng tràm tự nhiên, Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này có thể gặp khó khi qui hoạch sử dụng đất rừng đã ổn định, chính sách giao khốn đất rừng với lâm hộ có thời gian dài, nên thực hiện giải pháp này cần nhiều thời gian từ khâu qui hoạch lại kiểu sử dụng đất, tổ chức lấy ý kiến người dân trong từng lâm phần...Tuy nhiên, cũng có thể chọn và chuyển đổi các khu rừng trồng kém hiệu quả sang rừng bảo tồn tự nhiên, vị trí những khu này rất thuận lợi vì nằm trung tâm ở các khu vực rừng trồng, thuận lợi cho xử lý nước nơi đây. Thêm vào đó, trồng thực vật thủy sinh ven bờ kênh, mương để lọc nước cũng là giải pháp khả thi, tuy nhiên cần chú ý thu hoạch sinh khối hạn chế phú dưỡng. Điều cần lưu ý thêm là phải thường xuyên vệ sinh liếp, mương, thu gom xác bã thực vật định kỳ tránh tích tụ vật rụng gây bồi lắng.
Ngoài sự suy giảm đa dạng cá ở khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới sự ô nhiễm chất lượng môi trường nước do hoạt động trồng Tràm và Keo lai, hoạt động khai thác cá quá mức của người dân trong vùng đệm cũng cần được quan tâm. Để bảo tồn và phục hồi nguồn tài nguyên cá, các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước phải được chú trọng. Quản lý tốt môi trường nước sẽ làm cho cá trong khu vực sinh trưởng và phát triển tốt. Việc đánh bắt cá thường xuyên, sử dụng công cụ đánh bắt chưa phù hợp như xiệc điện, thuốc cá, đánh bắt cá con hay cá bố mẹ trong giai đoạn sinh sản hoặc bắt cá non cũng tác động đến thành phần và sản lượng cá. Vì vậy, để bảo vệ nguồn lợi cá, trước hết, đa dạng hoá sinh kế cho người dân, gia tăng và đa dạng nguồn thu nhập giải pháp phù hợp để giảm áp lực khai thác cá tự nhiên cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó, địa phương kết hợp với ban quản lý VQG cần tổ chức các lớp đào tạo nghề thủ công với sản phẩm từ Tràm hoặc Keo lai, xây dựng thế mạnh của địa phương, đảm bảo thu nhập hấp dẫn hơn thì việc đánh bắt cá sẽ giảm. Cơng tác nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ nguồn tài nguyên này cũng cần được thực hiện song song với việc tạo sinh kế
cho người dân. Thông tin, tuyên truyền và vận động người dân khai thác nguồn lợi thủy sản trong khu vực tuân theo Luật Thủy sản 2017 số 18/2017/QH14 nhằm bảo vệ, phát triển, và không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, cũng như không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Cụ thể hướng dẫn đánh bắt hợp lý như chỉ được bắt cá trưởng thành, số lượng đánh bắt có hạn, khơng sử dụng các dụng cụ huỷ diệt để đánh bắt cá, không đánh bắt cá con và cá bố mẹ trong giai đoạn sinh sản. Ngồi ra, cần có chế tài đối với việc đánh bắt cá trái quy định cũng như bắt buộc đăng ký giấy phép khai thác cá. Do đó, cần thiết triển khai các nghiên cứu khoa học sâu rộng hơn về trữ lượng cá, tốc độ tái sinh, điều kiện tự nhiên từ đó tính tốn số lượng từng loại cá cho phép đánh bắt để có thể thực hiện các giải pháp trên.
Tính tương đồng chất lượng mơi trường đất ít phân hóa hơn tính tương đồng chất lượng mơi trường nước ở các mơ hình nghiên cứu ở khu vực phèn sâu, tuy nhiên các thủy vực ở khu vực này cũng là nơi duy nhất phù hợp để bảo tồn các lồi cá tự nhiên vào mùa khơ. Sự khan hiếm nước vào mùa khô làm mất nơi cư trú của cá sẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên này. Để duy trì đa dạng cá trong mùa khô, cần tạo nơi ở tự nhiên cho cá. Quy hoạch vùng đất ngập nước thường xuyên ở khu vực phèn sâu sẽ giúp duy trì đa dạng lồi cá. Cụ thể, cơ quan quản lý có thể quy hoạch một vùng đất rộng để trữ nước ngọt, duy trì được lượng nước mưa tốt nhất ở khu vực nghiên cứu, vừa để sử dụng làm nước tưới vào mùa khô, vừa là nơi để cá trú ngụ. Mặt khác, VQG cần xây dựng trại lai tạo và nhân giống ứng dụng khoa học công nghệ để phục hồi và phát triển sự đa dạng cá trong khu vực. Nơi đây có nhiệm vụ lựa chọn các lồi cá bố mẹ có khả năng chịu đựng và thích nghi tốt với đặc điểm môi trường nước vùng đất nhiễm phèn để nhân giống thành cá con và thả lại vào tự nhiên. Tiến hành các nghiên cứu lai tạo những loài cá khả năng chịu được điều kiện nước nhiễm phèn để gây giống. Cũng có thể thực hiện bổ sung nguồn cá bố mẹ trong giai đoạn sinh sản vào tự nhiên.
Sự tương đồng chất lượng nước phân nhóm rõ rệt theo mơ hình Tràm tự nhiên, Tràm trồng và Keo lai theo thời gian trồng (cấp tuổi) và theo mùa, nên công tác quan trắc đánh giá chất lượng môi trường và đa dạng cá cần được thực hiện dựa trên nhóm mơ hình nghiên cứu, tuổi cây trồng và mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số lồi cá có thể thích nghi với điều kiện mơi trường nhiễm phèn nhẹ, điển hình là các lồi cá thuộc bộ cá Vược và bộ cá Chép có thể sống được trong mơi trường có hàm lượng hữu cơ phân hủy cao nhờ có cơ quan hơ hấp phụ, Vì vậy, có thể nghiên cứu áp dụng mơ hình ni cá sặc rằn (thuộc bộ cá vược) trong