Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai mùa trong cùng mơ hình. Kí tự a, b, c trong cùng mùa khơ cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ trong nước ở khu vực Tràm tự nhiên có sự khác biệt theo mùa (p < 0,05) và được ghi nhận thấp hơn trong mùa mưa. Trong khi sự chênh lệch nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ giữa hai mùa tại mơ hình Tràm tự nhiên có thể được giải thích liên quan đến việc pha loãng của nước mưa. Lượng nước mưa khá cao (chiếm 90% lượng nước mưa trong năm) và làm loãng các độc tố làm cho nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ giảm rất nhiều vào mùa mưa. Thêm vào đó, mức độ chênh lệch này cịn phụ thuộc vào hệ thống kênh rạch và quá trình điều tiết nước. Trong khi vào mùa khô do ảnh hưởng của việc bốc hơi nước và sự oxy hoá của lớp đất mặt, chính vì vậy cùng với lượng nước rửa trơi các chất độc có thể di chuyển vào nguồn ngước gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngược lại, nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺trong khu vực Tràm trồng và Tràm tự nhiên vào mùa khơ có khuynh hướng cao hơn mùa mưa. Đối với mơ hình Tràm trồng, nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ được tìm thấy lần lượt là 97,78±201,02 mg/L và 14,08±11,31 mg/L vào mùa khô, 25,67±12,4 mg/L và 7,07±7,74 mg/L vào mùa mưa. Song song đó, nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ trong mơ hình Keo lai dao động khoảng 13,83±14,06 mg/L và 7,61±11,84 mg/L vào mùa khô và 22,28±19,89 mg/L và 3,55±5,79 mg/L vào mùa mưa. Do đất đã bị xáo trộn rất nhiều, nên khi lượng mưa lớn xảy ra hoặc đất bị ơxy hóa tái làm ướt, các kim loại độc hại được phóng thích sẽ được vận chuyển theo dịng chảy đến các kênh/rạch gần đó, điều này có thể làm giảm chất lượng nước (Michael, 2013). Nồng độ Fe³⁺ và Al³⁺ trong nước ở khu vực Tràm trồng và Keo lai cao hơn đáng kể so với các khu vực khác và có thể ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật. Điều này chứng minh rằng đã có sự hiện diện của q trình hồ tan oxy hố Fe và Al trong nước (Karananidi et al., 2022). Nhìn chung, tại khu vực có sự xáo trộn nhiều như khu vực Tràm trồng và Keo lai, hàm lượng Fe³⁺ và Al³⁺ trong môi trường nước luôn là vấn đề đáng quan tâm.
Sự xáo trộn tầng đất, hệ thống kênh rạch và yếu tố mùa tại các khu vực nói chung đã cho thấy một loạt các biến đổi lớn hơn trong mơ hình Keo lai và Tràm trồng so với mơ hình Tràm tự nhiên. Đặc biệt là giá trị pH, Fe³⁺ và Al³⁺ trong nước, việc lên liếp canh tác từ 2 – 3 năm sẽ dẫn đến sự gia tăng khoảng 2,7 ml H⁺/ ngày đối với liếp có chiều cao 1m thơng qua lượng nước chảy tràn trên bề mặt liếp và rò rỉ vào hệ thống kênh/mương
trong mơ hình canh tác. Nhìn chung, tính chất mơi trường nước tại khu vực nghiên cứu có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Hàm lượng các chất trong mơi trường nước vào mùa khơ có khuynh hướng cao hơn so với mùa mưa, điều này có thể nhận định rằng mơi trường nước vào mùa khơ có khả năng ảnh hưởng nhiều đến đời sống thủy sinh tại khu vực nghiên cứu.