Trong khi đó, vào mùa mưa các PCs đã giải thích được 77,50% sự biến động chất lượng nước. Có khoảng 35% sự thay đối chất lượng nước đã được giải thích bởi PC1 với sự đóng góp của các thơng số như pH (-0,48), độ dẫn điện (0,49), BOD (-0,40), Al³⁺ (0,39) và Fe³⁺ (0,41). Sự tương quan cao của pH, EC, Al³⁺ và Fe³⁺ trong PC1 có thể đại diện cho đặc tính trong mơi trường nước thuộc khu vực đất phèn nặng. Yếu tố này có thể được gây ra bởi lượng nước mưa và các nguồn nước bổ sung khác. Bởi tác động của nước mưa đến sự phóng thích độ chua, có nghĩa là các độc tố được hình thành bởi sự oxy hóa của đất vào mùa khơ nhưng chưa phóng thích ra các kênh/mương nhiều nên vào mùa mưa, lượng nước mưa đã góp phần phóng thích độ chưa dẫn đến nồng độ pH giảm thấp (Nga và Thủy, 2012). Thêm vào đó, các ion hòa tan chủ yếu là hàm lượng
0,43), COD (0,68), Al³⁺ (0,41) và Fe³⁺ (-0,30), các thơng số này đã giải thích 16,40% sự biến động chất lượng nước. Mối tương quan nghịch của COD và DO được đánh giá là phù hợp thơng qua q trình oxy hố các hợp chất hữu cơ trong nước (Chi, 2001). Tại khu vực nghiên cứu, quá trình tiêu tốn oxy được ghi nhận thông qua việc sử dụng oxy để phân huỷ các chất hữu cơ sinh ra từ các vật rụng của rừng hay q trình oxy hố các vật liệu phóng thích từ đất phèn. Mặt khác, hệ số loading cho thấy sự tương quan thuận của N-NO₃ˉ đối với PC3 và PC4; điều này có thể được giải thích bởi bổ sung các chất có nguồn gốc nitơ vào trong nước. Sự đóng góp của COD, N-NH₄⁺ và N-NO₃ˉ trong PC3 và PC4 cũng đã cho thấy yếu tố con người đã tác động đến chất lượng môi trường nước; tuy nhiên, sự biến động được ghi nhận bởi yếu tố này có xu hướng thấp hơn so với mùa khơ.
Qua phân tích PCA vào mùa mưa và mùa khô cho thấy chất lượng nước chịu tác động chủ yếu bởi các thông số pH, EC, Al³⁺ và Fe³⁺. Chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu bị tác động chủ yếu bởi các quá trình tự nhiên giữa hai mùa, đặc biệt là tác động quá trình oxy hố trong đất phèn. Bên cạnh đó, các hoạt động nơng nghiệp (chủ yếu là việc bổ sung phân lân và đạm) cũng đã một phần tác động đến chất lượng nước nơi đây. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã xác định rằng chất lượng nước tại khu vực đất ngập nước bị ảnh hưởng đáng kể do tiếp xúc với trầm tích, mùa, tốc độ tải thủy văn, loại đất ngập nước và việc sử dụng đất chủ yếu ở lưu vực xung quanh (Haidary et al., 2017). Trong đó, lượng mưa cũng được coi là có ảnh hưởng đến chất lượng nước (Cao et al., 2016; Nong et al., 2021; Wang et al., 2019; Zhao et al., 2018).