.17 Biến động giá trị Fe³⁺ và Al³⁺ trong nước theo tầng phèn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 83 - 84)

Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai tầng phèn trong cùng mơ hình. Kí tự A, B và C trong cùng tầng phèn sâu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

4.3.2 Biến động chất lượng nước theo mùa

Ở mơ hình Tràm trồng và Keo lai, giá trị pH dao động từ 3,76±2,16 (mùa khô) – 3,72±1,76 (mùa mưa) và 4,9±2,57 (mùa khô) – 4,88±2,09 (mùa mưa). Bên cạnh đó, giá trị pH tại khu vực Tràm tự nhiên vào mùa khô và mùa mưa dao động lần lượt là

4,81±0,07 và 5,81±0,06 (Hình 4.18). Mơi trường khu vực canh tác Lúa 2 vụ được thay đổi thường xuyên hơn nên giá trị pH ln ở khoảng phèn ít đến trung tính (mùa khơ: 7,35±0,22; mùa mưa: 7,2±0,1). Ngược lại ở mơ hình Tràm tự nhiên, Tràm trồng, Keo lai giá trị pH thường có tính acid từ yếu đến mạnh. Thứ tự tăng dần của giá trị pH trong mùa khô ở các kiểu sử dụng đất là Tràm trồng = Tràm tự nhiên = Keo lai < lúa 2 vụ. Trong khi đó, giá trị pH trong nước vào mùa mưa ở các kiểu sử dụng đất theo thứ tự tăng dần Tràm trồng < Keo lai = Tràm tự nhiên < Lúa hai vụ. pH trong nước vào mùa khơ được xác định ít có sự biến động ở khu vực Tràm tự nhiên và khu vực trồng Lúa hai vụ. Trong khi đó, pH trong nước ở các mơ hình Tràm trồng và Keo lai có sự biến động nhiều hơn. Vào mùa mưa, giá trị pH có xu hướng thấp hơn mùa khơ tại mơ hình Tràm trồng và Keo lai; điều này đặc trưng bởi lượng mưa đã dẫn đến lưu lượng nước trong VQG tăng, khả năng hoà tan các chất ơ nhiễm phóng thích từ đất liếp. Đồng thời sự hiện diện với mật độ cao của phiêu sinh thực vật cũng có thể dẫn đến việc tăng/giảm pH. Từ những phân tích trên chỉ ra rằng tác động của việc cải tạo đất để canh tác Tràm và Keo lai gây ra sự biến động giá trị pH rất lớn giữa hai mùa. Nhìn chung, pH nước có xu hướng thấp pH đất ở mơ hình Tràm trồng và Keo lai, điều này cho thấy đất ở tầng phèn tiềm tàng được đưa lên mặt liếp trồng đã chuyển thành phèn hoạt động mạnh, theo q trình rửa trơi, chảy tràn xuống thủy vực làm cho pH nước giảm mạnh. Vì thế, cần quản lý chặt chẽ qui hoạch cũng như quá trình sử dụng đất từ các mơ hình này trước tiên, sau đó là cơng tác điều tiết nước để bảo vệ nguồn cá tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.

Độ dẫn điện trong nước ở khu vực Tràm tự nhiên, Tràm trồng và Keo lai trong mùa mưa cao hơn đáng kể so với vào mùa khơ (p < 0,05). Hình 4.18 cho thấy EC tại các mơ hình dao động khoảng từ 1,05±0,13 – 1,81±0,16 μS/cm (Tràm tự nhiên), 2,84±0,72 – 26,58±10,5 μS/cm (Tràm trồng), 2,3±0,73 – 17,67±9,07 μS/cm (Keo lai) và 1,47±0,09 – 1,61±0,01 μS/cm (Lúa hai vụ). Độ dẫn điện trong nước ở khu vực trồng Tràm và Keo lai đặc biệt rất cao hơn so với các vị trí khác. Phân tích Anova cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mơ hình Keo lai và Tràm trồng so với các mơ hình khác ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân chủ yếu là các chất hữu cơ vào mùa khơ đã bị khống hóa và được rửa trơi vào nguồn nước vào mùa mưa. Bên cạnh đó, nước mưa có thể mang theo các ion có trong đất phèn vào nguồn nước làm cho độ dẫn điện gia tăng. Ở khu vực đất phèn, EC cao chủ yếu là do nồng độ H+, Fe3+ và Al3+.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)