Chương 1 TỔNG QUAN
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích theo mục tiêu đề tài, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
- Đối với mục tiêu mô tả:
Các biến định tính: tính tỷ lệ phần trăm, sử dụng test Chi-square
(đối với mẫu lớn), test Fisher’s exact hoặc Phi and Cramer’s V (đối với mẫu nhỏ) để so sánh, kiểm định sự khác biệt giữa 2 hoặc nhiều tỷ lệ.
Các biến định lượng: tính trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, sử dụng các kiểm định phi tham số Mann-Whitney test để so sánh 2 trung bình và Kruskal-Wallis test trong trường hợp so sánh từ 3 trung bình trở lên.
- Đối với mục tiêu đánh giá kết quả điều trị:
Sử dụng phép so sánh ghép cặp (Wilcoxon test) cho nghiên cứu đo
lường lặp lại để so sánh OSI, OI, PaCO2 giữa các thời điểm điều trị. Mô tả thời điểm tử vong và xác sống sống sót tích lũy bằng Life
Table.
- Đối với mục tiêu xác định yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: do các kết cục lâm sàng (sống hoặc tử vong) xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong quá trình theo dõi (time-dependent outcome), vì vậy sử dụng phân tích survival analysis để đánh giá thời điểm tử vong và Cox’s proportional hazards model để đánh giá các yếu tố liên quan. Phân tích đơn biến: sử dụng Log Rank test (Mantel-Cox) cho các
biến định tính để so sánh xác suất tử vong giữa hai nhóm. Xác định tỷ số nguy cơ (HR: Hazard ratio), khoảng tin cậy 95% và biểu đồ đường cong Kaplan-Meier bằng mơ hình Cox. Với các biến định lượng: so sánh được thực hiện bằng mơ hình Cox.
Phân tích đa biến: các yếu tố có liên quan với kết quả điều trị (sống hoặc tử vong) trong phân tích đơn biến được đưa vào phân tích đa biến với mơ hình Cox’s proportional hazards model, bằng cách từng
bước tiếp cận để loại các yếu tố gây nhiễu và xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến xác suất tử vong một cách độc lập, với p < 0,05 là giới hạn chấp nhận hay loại trừ.